Môi trường

Tại hội nghị trù bị kỳ họp thứ 19 Ủy ban Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (CSD) diễn ra ngày 3/3, Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thay đổi nhận thức truyền thống về rác thải, từ coi đây là nguồn phế liệu không mong muốn và xử lý tốn kém sang nhận thức mới coi rác thải như là một nguồn tài nguyên.
Chiều 4/3, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Chỉ đạo ngày nước thế giới năm 2011 Nguyễn Thái Lai đã làm việc với thành viên Ban chỉ đạo về công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm ngày nước thế giới (22/3).
Trong 2 ngày 1 - 2/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm trưởng đoàn, làm việc với tỉnh Bắc Ninh về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các làng nghề". Đây là tỉnh đầu tiên trong số 16 tỉnh, thành phố Đoàn giám sát sẽ làm việc trong đợt công tác này.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hậu Giang: năm 2011, toàn tỉnh có 49.069 ha lúa có khả năng bị ảnh hưởng hạn, mặn; trong đó, có 14.755 ha ở giai đoạn thu hoạch vào cuối tháng 4 và 34.431 ha thu hoạch vào giữa tháng 4.
Các nhà khoa học vừa đưa ra một loại máy hút chân không để hút khí nhà kính ra khỏi không khí. Máy lọc không khí giúp loại bỏ CO2 ra khỏi không khí đang trở thành một công cụ đầy hứa hẹn nhằm chống lại biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS), gần một nửa trong số 300 loài rùa trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó 25 loài đang bị đe dọa ở cấp cao nhất.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học thực hiện việc tái tạo một khu rừng nhiệt đới đặc trưng của Việt Nam trên cơ sở rừng trồng. 30 ha rừng bạch đàn, thông, keo tai tượng,... trên vùng đồi Sóc Sơn, Hà Nội đang được “biến” dần thành rừng nhiệt đới.
Sáng kiến giáo dục “Môi trường và Quyền con người” là dự án hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Quyền con người (VIHR) trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam.
Theo một báo cáo nghiên cứu về chất lượng nước dùng và không khí ở các khu đô thị công bố ngày 1/3 trên trang forbes.com, Philadelphia, Bakersfield và Fresno là những thành phố độc hại nhất nước Mỹ.
Biến đổi khí hậu không chỉ làm Trái Đất ấm lên, mà còn làm cường độ các cơn bão tuyết nhiều và mạnh hơn. Đây là cảnh báo của giới khoa học Mỹ đưa ra ngày 1/3.
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->