Môi trường

Theo báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ), đến năm 2050 sẽ có đến 200 triệu người trên thế giới phải di dời do biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong đó, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết để bảo tồn nguồn gene quý hiếm ở Việt Nam, thời gian tới sẽ liên tiếp tổ chức lễ công nhận "Cây di sản Việt Nam" nghìn năm tuổi.
Viện Khảo sát công nghệ (IPT) thuộc bang Sao Paulo của Brazil mới đây đã đưa ra lời cảnh báo tầng ngậm nước Guarani, lớn nhất thế giới, đang đối diện nguy cơ bị ô nhiễm bởi các độc tố thẩm thấu từ các bãi rác công nghiệp và hóa chất dùng trong nông nghiệp.
Báo cáo công bố ngày 11/4 của Chương trình định cư con người Liên hợp quốc (UN-HABITAT) khẳng định các thành phố là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm trên toàn cầu, và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang thực sự diễn ra tại các thành phố do tác động của tình trạng đô thị hóa tăng nhanh.
Hai trong số những loài chim cánh cụt phổ biến nhất ở Nam cực là Chinstrap và Adelies đang có nguy cơ chết dần do khí hậu ấm lên khiến nguồn thức ăn chính của chúng - một loài nhuyễn thể có hình dạng như tôm - bị suy giảm số lượng.
Tảo có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học và thuốc sinh học. Hiện nay, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Northwestern đã xác định được một số loại tảo phổ biến, được gọi là Closterium moniliferum có xu hướng duy nhất là tách stronti thành các tinh thể, một phương pháp giúp khử chất đồng vị phóng xạ nguy hiểm stronti - 90 từ môi trường. Tảo có triển vọng xử lý các sự cố phóng xạ như sự cố diễn ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản.
Được sự chấp thuận theo văn bản số 05/MTNATL-NA, ngày 10/01/2011 của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Trung tâm Phát triển Kinh tế Môi trường phối hợp một số tổ chức, cơ quan có liên quan, tổ chức cuộc thi ảnh về phát triển bền vững với chủ đề “Kinh tế xanh”.
Theo đài Tiếng nói nước Nga ngày 6/4, sự tan chảy các núi băng ở Bắc Băng Dương có thể làm khí hậu ở châu Âu và Bắc Mỹ biến đổi khó lường.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đang triển khai dự án bảo tồn và phát triển bền vững hai loài cây Sến mật có tên khoa học là Madhuca Pasquieri và Vàng tâm - tên khoa học là Manglietia fordiana.
Theo Báo cáo về số liệu phóng xạ môi trường của Trung tâm Dữ liệu quốc gia Việt Nam trong mạng lưới của Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) đặt tại Viện Năng lượng nguyên tử, đến 11/4 đám mây phóng xạ có thể bao trùm hầu hết nước ta.
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->