Môi trường

Nếu đáp ứng nhu cầu sử dụng gạch vào năm 2020 bằng đất sét nung, chúng ta sẽ thải ra môi trường gần 17 triệu tấn khí CO2, gây nên hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê chính thức, trong 40 năm qua, mực nước biển ở Cuba đã dâng cao trung bình 8cm, đặc biệt tại khu vực phía Đông Nam quốc đảo Caribe, nước biển dâng lên tới 16cm.
Đề án kiểm soát sinh vật ngoại lai của Bộ Tài Nguyên và Môi trường đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 diệt trừ 50% loài sinh vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm hiện có ở Việt Nam.
Hãng AFP ngày 30-5 đưa tin, lượng khí thải nhà kính trên thế giới đang tăng cao kỷ lục, góp phần đẩy nhiệt độ của Trái đất tiến gần tới “ngưỡng nguy hiểm” - tăng thêm 2°C. Đây là những ghi nhận trong bản báo cáo vừa công bố của Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA).
Mức phát thải carbon từ sử dụng năng lượng đạt đến mức kỷ lục trong lịch sử vào năm 2010, tăng 5% so với kỷ lục trước đó vào năm 2008, theo thông báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) ngày 31-5.
Ngày 23/5, Thủ tướng Chính phủ đã ký công văn số 802/TTg- KGVX về việc đồng ý chủ trương xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
Thủ tướng vừa ban hành quyết định phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020. Theo đó, huy động và tập trung các nguồn lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn nhằm cải thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần phát triển bền vững đất nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên Hợp quốc, ngày 25/5, trong thông điệp gửi Hội nghị Bộ trưởng Phong trào Không liên kết lần thứ 16 (NAM-16) diễn ra ở đảo Bali, Indonesia, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon đã kêu gọi 118 nước thành viên NAM phối hợp với các nước thành viên Liên hợp quốc hành động khẩn cấp để chống các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu.
Hàn Quốc vừa đưa vào sử dụng trung tâm thương mại thân thiện tối đa với môi trường do tòa nhà này không thải ra khí carbon và chỉ sử dụng năng lượng tái tạo. Đây là một công trình xây dựng tiêu biểu cho cam kết hạn chế khí thải nhà kính của chính phủ.
Ngày 23 và 24-5, tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) đã tổ chức hội thảo về quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và lưu vực sông.
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->