Truyền thông [ Đăng ngày (26/06/2025) ]
Sản phẩm OCOP đang ngày càng chứng tỏ được vị trí, thương hiệu
Không chạy theo số lượng, những sản phẩm OCOP 5 sao được chọn lọc kỹ lưỡng, như cất giữ một phần ký ức làng quê gửi tới thế giới.

Cả nước có thêm 47 sản phẩm OCOP 5 sao mới. Ảnh: Bảo Thắng.

Chiều 24/6, phòng họp của Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP quốc gia sôi động hẳn lên giữa hàng chục đặc sản đến từ khắp vùng miền. Thứ trưởng Trần Thanh Nam ngồi lặng một lúc trước sản phẩm đường mạch nha Quảng Ngãi, rồi nói chậm rãi: “Sản phẩm OCOP 5 sao ít, nhưng chính vì ít nên mới quý. Đây không phải hàng công nghiệp”.


Chia sẻ của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã thay cho tuyên ngôn về phát triển nông thôn, khi đặt chất lên trên lượng, lấy hồn cốt làng quê làm nền tảng cho giá trị thương hiệu.

Ít nhưng có hồn, có chất

OCOP, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, đã đi qua hơn 5 năm lan tỏa, mang theo ước mơ của những bàn tay người nông dân.Từ những sản phẩm khiêm nhường như kẹo lạc, nước mắm, bánh lá, đến cà phê Bích Thao, mắc ca Đắk Lắk hay chè shan tuyết cổ thụ Hà Giang, OCOP âm thầm tạo nên một hệ sinh thái mang đậm chất bản địa, nơi mỗi sản phẩm như một mạch ngầm sinh ra từ đất, từ làng.

“Sản phẩm làm thủ công, theo mùa vụ, sản xuất bởi hộ gia đình và HTX thì không thể làm nhiều. Nhưng chính sự ít ấy mới bảo đảm được chất. Mỗi sản phẩm là một phần ký ức, một phần văn hóa địa phương”, Thứ trưởng Nam nói.

Tính đến trước thời điểm công bố hôm nay, cả nước có hơn 16.000 sản phẩm OCOP, gấp hơn 3 lần so với năm 2020. Trong đó, chỉ có 79 sản phẩm đạt 5 sao, chưa tới 0,5%. Nhưng đây lại là những “tinh hoa trong tinh hoa”, không chỉ vì chất lượng cao, mà bởi chứa đựng giá trị bản địa nguyên bản.

Thứ trưởng Nam nhấn mạnh, OCOP không chỉ để tiêu thụ nông sản, mà là cách để những hộ dân nhỏ lẻ, HTX, nghệ nhân thủ công... có cơ hội làm thương hiệu, bước chân vào thị trường lớn, cả trong nước lẫn quốc tế.

Đó cũng là lý do vì sao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chọn hướng đi “nâng niu” từng sản phẩm, không khuyến khích đại trà, không chạy theo phong trào, mà đầu tư vào những sản phẩm đặc trưng nhất, kể được câu chuyện quê hương rõ nhất.

Một gói trà từ khu vực miền núi phía Bắc; một túi cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; một lọ nước mắm từ Đồng bằng sông Cửu Long; hay một chiếc bình gốm sứ, thủ công mỹ nghệ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, khi cầm trên tay, không chỉ là sản phẩm, mà là một lát cắt văn hóa, một ký ức được đóng gói bằng cả tâm huyết và bàn tay người làm.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đặc biệt lưu tâm đến câu chuyện bao bì, thứ không chỉ là lớp áo bên ngoài, mà là ánh mắt đầu tiên, là lời chào của sản phẩm gửi tới thị trường. Theo ông, một chiếc tem, một nét chữ, một gam màu, nếu biết cách, cũng đủ gợi lên cả quê nhà trong lòng người xa xứ.

Bởi vậy, trong niềm vui chung với hàng chục chủ thể vừa được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao chiều 24/6, ông vẫn dành một lời nhắn nhủ: Phải kể được câu chuyện bản địa ngay từ nhãn sản phẩm, để người tiêu dùng chỉ cần nhìn, đã thấy quê hương hiện lên.

Đó cũng là điểm mà lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các chủ thể cải thiện, bởi nhiều sản phẩm 5 sao vẫn giữ kiểu bao bì cũ, thiếu chất dẫn chuyện, thiếu cảm xúc hình ảnh.

Từ nông thôn mới đến niềm tin mới

Từ tháng 11 năm ngoái đến cuối tháng 4 năm nay, Hội đồng OCOP quốc gia đã tiếp nhận 82 hồ sơ phân hạng sản phẩm. Trong đó, thực phẩm chiếm 62 sản phẩm, thủ công mỹ nghệ 14, dược liệu 5, du lịch cộng đồng 1. Tất cả cho thấy sự tập trung vào những dòng sản phẩm có hàm lượng bản sắc cao.

Có 20 tỉnh, thành phố tham gia đợt này, trong đó 5 tỉnh lần đầu góp mặt tại Hội đồng quốc gia, như Bạc Liêu, Quảng Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Bình Định. Những sản phẩm xuất hiện trong đợt này mang đậm dấu ấn vùng miền, đặc biệt là đã gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, nhất là các vùng nguyên liệu tập trung.

Chương trình OCOP, như cách ví von của Thứ trưởng Trần Thanh Nam, đang dần hình thành như một dòng chảy đặc sản có định danh, có chứng nhận, có truy xuất và "có linh hồn". Một dòng chảy lặng lẽ nhưng sâu, bắt nguồn từ làng, từ nếp nghề tổ tiên, đang tìm đường hòa vào mạch thị trường lớn.

Nhưng để dòng chảy ấy không bị "chệch hướng" cần một cánh cửa kiểm định thật sự nghiêm túc và công bằng. Sau khi bộ máy Hội đồng OCOP quốc gia được kiện toàn, Thứ trưởng yêu cầu công tác chấm điểm phải chính xác, khách quan, bởi như ông nói, “mỗi ngôi sao là một sự công nhận chính danh, và là niềm tin để sản phẩm bước ra thị trường”.

"Không cần quá nhiều sản phẩm mang 5 ngôi sao. Chỉ cần những ngôi sao thực sự được làm từ tâm, từ đất, từ làng, từ hồn quê", Thứ trưởng nhấn mạnh và khẳng định OCOP giờ không còn là phong trào mang tính hình thức, mà thực sự trở thành một chương trình có thực lực, thực chất. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu, vươn ra thị trường quốc tế. 

Trong bối cảnh làn sóng chống hàng giả và đòi hỏi minh bạch ngày càng cao từ người tiêu dùng, OCOP nổi bật như một dòng sản phẩm “có lý lịch rõ ràng, bao bì chuẩn hóa, mang đặc trưng vùng miền”. Theo Thứ trưởng, đó là “lợi thế cạnh tranh mềm” mà không phải dòng sản phẩm nào cũng có được.

Không chỉ góp phần tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, OCOP còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa giá trị văn hóa thành giá trị kinh tế. Bước phát triển theo chiều sâu này góp phần tạo dựng nền tảng cho nông thôn mới giai đoạn tiếp theo.

Với cam kết “sẽ đồng hành để sản phẩm OCOP bay cao, bay xa”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đặt kỳ vọng chương trình sẽ bước tiếp một chặng đường dài trên bản đồ xuất khẩu. Những yêu cầu mà Thủ tướng từng đặt ra, từ xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, có doanh nghiệp và HTX đồng hành, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển thương hiệu cho đến đảm bảo nguồn vốn tín dụng, tiếp tục là kim chỉ nam để chương trình đi xa hơn, bền vững hơn.

Từ những sản phẩm thủ công mộc mạc của làng quê, OCOP đang từng bước định hình như một biểu tượng nông thôn mới thời hiện đại, nơi văn hóa trở thành tài sản, và mỗi sản phẩm là một “sứ giả” kể chuyện quê hương ra thế giới.

Bảo Thắng
Theo https://mae.gov.vn (tdkhiem)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

Nỗ lực hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo kết nối thông suốt
Tập trung cao độ cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại
Lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ về tình hình hoạt động sau khi hợp nhất ba địa phương
Hội đồng tư vấn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN (Tư vấn và chứng nhận Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu và Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường) thuộc Chương trình NSCL năm 2025
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
CASTI Awards 2024 - Tôn vinh sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thông cáo báo chí Hội thảo “Phát triển hệ sinh thái số về nguồn tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ”
Siêu thị số  
 
Google phát hành lỗ hổng zero-day định danh CVE-2025-2783
Google vừa phát hành bản vá khẩn cấp cho trình duyệt Chrome nhằm khắc phục một lỗ hổng zero-day nghiêm trọng đầu tiên được phát hiện trong năm 2025. Lỗ hổng này định danh CVE-2025-2783 đã bị tin tặc khai thác trong thực tế.


 
Công nghệ 4.0  
 
Nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp với AI và dữ liệu thông minh
Ngày 19/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo “Quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI: Nâng cao hiệu suất với AI và dữ liệu thông minh” thu hút sự tham dự của hơn 1.000 doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế, tài chính, công nghệ.


 
Điện tử  
   
Tin học  
 
Google phát hành lỗ hổng zero-day định danh CVE-2025-2783
Google vừa phát hành bản vá khẩn cấp cho trình duyệt Chrome nhằm khắc phục một lỗ hổng zero-day nghiêm trọng đầu tiên được phát hiện trong năm 2025. Lỗ hổng này định danh CVE-2025-2783 đã bị tin tặc khai thác trong thực tế.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->