Điện tử [ Đăng ngày (11/05/2025) ]
Huawei vừa tung laptop “thuần nội địa”: Tự thiết kế chip, tự viết hệ điều hành, bỏ luôn Windows
Laptop Matebook Pro 2025 sẽ chính thức mở bán vào ngày 19/5, và khi đó hiệu năng thực tế của Kirin X90 cũng sẽ sớm được kiểm chứng.

Tại sự kiện vừa diễn ra, Huawei đã chính thức giới thiệu dòng laptop Matebook Pro 2025 chạy hệ điều hành HarmonyOS - nền tảng do chính công ty phát triển, tách hoàn toàn khỏi nhân Linux và hệ sinh thái Android. Nhưng điều gây bất ngờ hơn cả là các máy thử nghiệm tại sự kiện được phát hiện sử dụng vi xử lý Kirin X90, một chip do chính Huawei thiết kế thông qua công ty con HiSilicon. Đây có thể được xem là "khoảnh khắc Apple Silicon" của Huawei - thời điểm hãng tự chủ hoàn toàn cả phần cứng lẫn phần mềm trong hệ sinh thái thiết bị của mình.

Kể từ khi bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt năm 2020, Huawei không còn được hợp tác với các công ty thiết kế và sản xuất chip quốc tế. Điều này buộc hãng phải tăng tốc tự lực, từ việc dùng chip của chính HiSilicon đến sản xuất thông qua đối tác SMIC tại Trung Quốc. Khác với các công ty như Loongson - vốn phát triển kiến trúc chip riêng (LoongArch), Huawei chọn hướng đi dựa trên các lõi Arm sẵn có và dần chuyển sang kiến trúc tự thiết kế mang tên Taishan V-series.

Trên Matebook Pro 2025, các tín đồ công nghệ phát hiện vi xử lý Kirin X90 với tên mã "Charlotte Pro", sở hữu thiết kế 10 lõi / 20 luồng theo cấu trúc 4+4+2. Bốn lõi mạnh nhất được cho là dùng kiến trúc Taishan V121, bốn lõi hiệu năng cao sử dụng Taishan V120, và hai lõi tiết kiệm điện có thể là Cortex-A510. Dù chưa có điểm benchmark chính thức, các kiến trúc server dựa trên Taishan V120 (như Kunpeng 930) từng được đánh giá ngang ngửa với AMD Zen 3 ở hiệu năng đơn nhân. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của Kirin X90 vẫn là công nghệ sản xuất, khi nhiều khả năng con chip này được sản xuất trên tiến trình 7nm của SMIC - một công nghệ cũ so với tiêu chuẩn toàn cầu hiện nay.

Dù vậy, việc Huawei tự phát triển cả phần cứng lẫn phần mềm mang lại nhiều lợi thế: kiểm soát tốt hơn về tối ưu hóa hệ thống, nâng cao độ ổn định, rút ngắn chu kỳ phát triển, và giảm phụ thuộc vào công nghệ phương Tây - phù hợp với chiến lược tự chủ công nghệ của Trung Quốc.

Vấn đề lớn còn lại nằm ở hệ sinh thái ứng dụng. Liệu có bao nhiêu nhà phát triển sẽ sẵn sàng chuyển ứng dụng của họ sang HarmonyOS? Việc thiếu hụt các ứng dụng phổ biến sẽ là rào cản lớn nếu Huawei muốn cạnh tranh với Apple trong phân khúc cao cấp. Dù vậy, hãng có thể lựa chọn tự xây dựng các phần mềm nội địa thay thế, phù hợp với chiến lược dài hạn về công nghệ "tự cung tự cấp".

Anh Việt
Theo www.genk.vn (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

4 triệu chứng chính của ung thư đại tràng
Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
AI có thể thay thế người thầy?
Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ khuyết tật do đa xơ cứng
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
Can thiệp bào thai bằng Laser đốt thông nối mạch máu, giảm ối cứu sống thành công 2 trẻ song sinh cực non
Siêu thị số  
 
Google phát hành lỗ hổng zero-day định danh CVE-2025-2783
Google vừa phát hành bản vá khẩn cấp cho trình duyệt Chrome nhằm khắc phục một lỗ hổng zero-day nghiêm trọng đầu tiên được phát hiện trong năm 2025. Lỗ hổng này định danh CVE-2025-2783 đã bị tin tặc khai thác trong thực tế.


 
Công nghệ 4.0  
 
Wikipedia ứng dụng AI để giảm tải cho biên tập viên tình nguyện
Wikipedia vừa công bố kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh vào quy trình làm việc của đội ngũ biên tập, không nhằm thay thế con người mà hỗ trợ họ hiệu quả hơn.


 
Tin học  
 
Google phát hành lỗ hổng zero-day định danh CVE-2025-2783
Google vừa phát hành bản vá khẩn cấp cho trình duyệt Chrome nhằm khắc phục một lỗ hổng zero-day nghiêm trọng đầu tiên được phát hiện trong năm 2025. Lỗ hổng này định danh CVE-2025-2783 đã bị tin tặc khai thác trong thực tế.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->