Sức khỏe [ Đăng ngày (26/04/2025) ]
Nghiên cứu đặc điểm công thức máu trên trẻ sơ sinh bệnh lý non tháng và đủ tháng cân nặng thấp giai đoạn sơ sinh sớm
Trong giai đoạn sơ sinh sớm (0–6 ngày tuổi), trẻ sơ sinh – đặc biệt là nhóm đẻ non và đủ tháng cân nặng thấp – đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung. Những trẻ này dễ mắc các rối loạn huyết học do hệ thống tạo máu chưa hoàn thiện hoặc do ảnh hưởng từ tình trạng thiếu oxy mạn trong thai kỳ.

Ảnh minh họa
(Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phối hợp Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu) nhằm làm rõ sự khác biệt trong công thức máu giữa hai nhóm trẻ này, đồng thời ghi nhận tỷ lệ mắc một số bệnh lý phổ biến trong giai đoạn sơ sinh sớm. Nghiên cứu được thực hiện trên 250 trẻ sơ sinh bệnh lý tại Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ từ năm 2023 đến 2025, chia thành hai nhóm: trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng có cân nặng thấp so với tuổi thai.

Kết quả cho thấy, trẻ đẻ non có tỷ lệ thiếu máu cao hơn đáng kể (35,8%) so với trẻ đủ tháng cân nặng thấp (17,4%), với mức hemoglobin và số lượng hồng cầu trung bình thấp hơn. Ngược lại, nhóm trẻ đủ tháng nhẹ cân có tỷ lệ đa hồng cầu cao hơn (23,9% so với 4,4% ở trẻ non tháng), do khả năng bù trừ oxy trong thai kỳ thông qua tăng sản xuất hồng cầu.

Các bệnh lý thường gặp cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm: Trẻ đẻ non thường mắc bệnh màng trong, thở nhanh thoáng qua, ngưng thở và thiếu máu; Trẻ đủ tháng cân nặng thấp dễ mắc đa hồng cầu, vàng da tăng bilirubin gián tiếp và hội chứng hít phân su.

Đặc điểm công thức máu còn cho thấy trẻ đủ tháng nhẹ cân có chỉ số Hematocrit, hemoglobin và số lượng bạch cầu cao hơn; trong khi trẻ đẻ non thường có MCV cao hơn, phản ánh những rối loạn trong quá trình tạo máu bào thai.

Nghiên cứu khẳng định rằng, mặc dù có cùng mức cân nặng thấp, nhưng trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng nhẹ cân có đặc điểm sinh lý bệnh và hướng xử trí hoàn toàn khác nhau. Việc phân loại đúng nhóm đối tượng là yếu tố quyết định trong lựa chọn phương pháp điều trị, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y  Dược học Cần Thơ, số 85/2025 (Trang 8-14)
pcmy
Theo Tạp chí Y Dược Học Cần Thơ –Số 85/2025
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Dinh dưỡng  
   
Tư vấn  
 
9 loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên ăn sau phẫu thuật hoặc bị ốm
Chấn thương thể chất hoặc tình cảm có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người theo các cách khác nhau. Dù là tiểu phẫu hay một trái tim tan vỡ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống cân bằng giàu thực phẩm có tác dụng chữa bệnh sẽ rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe.


 
Khỏe đẹp  
 


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->