Lượt truy cập:
Sở hữu trí tuệ [ Đăng ngày (05/04/2025) ]
Yên Bái gia tăng giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm OCOP
Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Yên Bái phát triển mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, dần hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chuỗi liên kết để nâng cao giá trị đặc sản của nông sản, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân và xây dựng nông thôn mới.

* Sản phẩm OCOP phát triển mạnh mẽ

Qua mỗi năm, số lượng sản phẩm OCOP tại tỉnh Yên Bái được cấp giấy chứng nhận tăng nhanh, cả năm 2021 là 34 sản phẩm, con số này lên 67 sản phẩm, đạt 223% so với chỉ tiêu được giao. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 282 sản phẩm OCOP; trong đó 29 sản phẩm OCOP 4 sao và 253 sản phẩm OCOP 3 sao.

Nhóm thực phẩm chiếm ưu thế với 201 sản phẩm; 21 sản phẩm thuộc về nhóm thảo dược; nhóm đồ uống có 14 sản phẩm; nhóm thủ công mỹ nghệ và trang trí có 15 sản phẩm và nhóm dịch vụ du lịch nông thôn có 16 sản phẩm.

Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân khu vực nông thôn, tỉnh Yên Bái đã phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng, tập trung, ổn định.

Đi đôi với đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, tỉnh Yên Bái tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP, trọng tâm là đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị; sáng tạo trong thiết kế mẫu mã, bao bì, ghi nhãn sản phẩm; quan tâm đăng ký sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị.

Điển hình là huyện Trấn Yên, nơi đã hình thành khá rõ nét nhiều vùng sản xuất tập trung chuyên canh gắn với chuỗi liên kết, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, nhờ vậy tất cả các xã, thị trấn đều có ít nhất 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Toàn huyện hiện có 49 sản phẩm OCOP; trong đó, có 8 sản phẩm OCOP 4 sao và 41 sản phẩm OCOP 3 sao, toàn bộ sản phẩm OCOP của huyện đều có tem truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý; có chứng nhận VietGAP, hữu cơ.

Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên Nguyễn Thành Lê chia sẻ, các sản phẩm OCOP chia ra theo các nhóm gắn với lợi thế vùng nguyên liệu tập trung, tiêu biểu như: 5 sản phẩm quế gắn với diện tích vùng trồng quế trên 20.000 ha, sản lượng vỏ quế khô 5.000 tấn; 7 sản phẩm trà gắn với vùng trồng chè chất lượng cao diện tích 1.600 ha, sản lượng 11.500 tấn/năm; 6 sản phẩm mật ong gắn với vùng trồng cây ăn quả với 7.000 tổ, cho sản lượng mật trên 50 tấn/năm...

Bên cạnh đó, huyện Trấn Yên đã huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn lực của chủ thể OCOP và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ, tạo cơ chế khuyến khích theo hướng có trọng điểm phát triển các sản phẩm đặc sản, chủ lực, tiềm năng của mỗi địa phương cơ sở; tạo điều kiện ứng dụng quy trình sản xuất sạch hơn trong sản xuất giống, chăm sóc, thu hái và bảo quản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

 
 Các sản phẩm được sản xuất từ quả Sơn tra của HTX Chế biến kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương, thành phố Yên Bái được bày bán phổ biến trên các sàn thương mại điện tử. Ảnh: TTXVN phát
* Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển số lượng sản phẩm, tỉnh Yên Bái còn tập trung nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm OCOP, trong đó đặc biệt quan tâm đến cải tiến quy trình sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể được tỉnh Yên Bái ban hành, tập trung hỗ trợ chủ thể OCOP ứng dụng công nghệ, tạo nguồn giống tốt, nguyên chủng để chuyển giao cùng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm.

Tính đến hết năm 2024, tỉnh Yên Bái đã có 59 sản phẩm đặc sản, nông sản chủ lực được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ; trong đó, chỉ dẫn địa lý 10 sản phẩm; nhãn hiệu chứng nhận 22 sản phẩm và 27 sản phẩm nhãn hiệu tập thể. Toàn tỉnh có 86 mã số vùng trồng, đảm bảo quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm...

Bà Nguyễn Thị Phương Đông, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái cho rằng, nhiều chủ thể OCOP đã ứng dụng thành công khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để giải quyết những thách thức, rủi ro trong phát triển các sản phẩm OCOP, đây được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Điều đó, không chỉ tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng mà còn giúp các chủ thể OCOP khắc phục được tính mùa vụ, tăng hiệu quả kinh tế, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, đáp ứng nhu cầu về chất lượng.

Hiện nay, tỉnh Yên Bái đã ứng dụng đại trà các mô hình hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, tưới nhỏ giọt, cảm biến theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; thí điểm xây dựngmô hình tự động hóa, số hóa gắn với chương trình "3 giảm, 3 tăng”, sản xuất sạch hơn để từng bước phổ biến, nhân rộng vào thực tế.

Đi đôi với phát triển nhanh số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, tỉnh Yên Bái hỗ trợ mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hình thức quảng bá, giới thiệu nhằm tăng thêm giá trị gia tăng, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bà Đồng Thị Hiền, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất chế biến nông sản Tây Bắc Hiền Vinh, huyện Yên Bình chia sẻ, nhờ sự phát triển của mạng internet, công nghệ truyền thông đa phương tiện... mà hàng trăm sản phẩm OCOP được quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trên nhiều nền tảng của mạng xã hội, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử. Nhờ đó mà hoạt động kết nối cung - cầu diễn ra ngay từ giai đoạn sản xuất, trao đổi thông tin nhanh chóng giữa chủ thể OCOP với khách hàng, làm tăng giá trị sản phẩm và dễ dàng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay, tỉnh Yên Bái có gần 300 cơ sở chế biến nông sản đưa khoảng 950 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; trong đó 100% các sản phẩm OCOP có mặt trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Voso.vn, Shopee, Alibaba, Sendo, Postmart.vn, Viettel Post và các siêu thị lớn trên cả nước như Go!, Mega, Saigon Co.op, Winmart… tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định cho các sản phẩm OCOP.

Tiến Khánh
Theo https://dantocmiennui.vn (ltnhuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
Tin mới
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kiểm toán: Những bước đi tiên phong
Tại Hội nghị trực tuyến về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kiểm toán (ngày 03/4/2025), lãnh đạo Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhấn mạnh đây là nhiệm vụ...
Kính thông minh AI - Phân tích nhận thức và cảm xúc để quản lý sức khỏe tâm thần
Kính thông minh AI-Enhanced tích hợp theo dõi mắt dựa trên camera, cảm biến quang phổ (PPG) và cảm biến điện não đồ (EEG) vào gọng kính nhẹ và thoải...
Muối natri thấp được chiết xuất tự nhiên từ gạo
Trên toàn cầu, lượng muối tiêu thụ trung bình hàng ngày là 10,8g, cao hơn gấp đôi mức giới hạn khuyến nghị của WHO dẫn đến các vấn đề sức...
Một loại pin lỏng có thể có bất kỳ hình dạng nào
Sử dụng các điện cực ở dạng lỏng, các nhà nghiên cứu tại Đại học Linköping đã phát triển một loại pin có thể có bất kỳ hình dạng nào....
Vật lý tiết lộ tỷ lệ mái nhà tối ưu cho hiệu quả năng lượng tại nhà
Ngay cả những người xây dựng thời xưa cũng biết cách tối đa hóa hiệu quả năng lượng thông qua đường mái...
Màng mới có thể giúp loại bỏ chất thải nước muối, thân thiện với môi trường hơn
Các màng chứa đầy điện tích giúp khắc phục giới hạn độ mặn hiện tại, giúp kết tinh muối biển dễ dàng hơn và thu được các khoáng chất có...
Chống gian lận mật ong bằng công nghệ AI
Các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill đã phát triển một phương pháp sử dụng AI để xác minh nguồn gốc của mật ong, đảm bảo rằng những gì...
Nhiều công ty chưa quan tâm đến vấn đề bảo mật
Việc kiểm tra, phát hiện và khắc phục lỗi bảo mật là rất cần thiết, nhưngchưa được quan tâm đúng...
Xiaomi ra mắt máy chiếu Redmi Projector 3 Lite: Nhỏ gọn, hỗ trợ màn hình 100 inch, tích hợp HyperOS, giá chỉ hơn 2 triệu đồng
Redmi Projector 3 Lite là mẫu máy chiếu mini mới của Xiaomi, hỗ trợ chiếu lệch trục, lấy nét tự động bằng laser ToF, màn hình lên đến 100 inch...
Màn hình PC bây giờ cũng ép xung được như CPU - và vừa chạm mốc 610Hz
Dù màn hình trên 500Hz không còn quá hiếm vào năm 2024, việc đạt tới mốc 610Hz vẫn là bước tiến kỹ thuật đáng chú ý - ngay cả khi...
Thêm dấu hiệu sự sống từ hành tinh “tràn ngập sinh vật biển”
Hai dấu hiệu mạnh mẽ liên quan đến sự sống đã được xác định từ quang phổ của K2-18b, một siêu Trái Đất cách chúng ta 124 năm ánh...
Phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng chất sản xuất chế tạo
Trước diễn biến tình hình phức tạp của thế giới, châu Âu, Hoa Kỳ yêu cầu, đòi hỏi hàng hóa nhập khẩu khắt khe hơn, Bình Dương nỗ lực phát...
Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp
Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, ngày 7.6.2022, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND phê duyệt “Đề...
Giải pháp bảo vệ nâng cao cho các công ty công nghiệp nặng
Hoạt động của các công ty trong lĩnh vực công nghiệp nặng được hình thành từ sự kết hợp của công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành...
Đẩy mạnh và lan tỏa hiệu quả phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo
Chiều 11-4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHXSXH) TP Cần Thơ tổ chức hội nghị Biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai...
-->
-->