Vũ trụ
[ Đăng ngày (27/03/2025) ]
|
Điều gì xảy ra khi hành tinh quay quanh ngôi sao trẻ rực lửa
|
|
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Pennsylvania đã phát triển một công cụ mang tên Pterodactyls để cắt qua tiếng ồn từ các ngôi sao và nghiên cứu các hành tinh xung quanh các ngôi sao trẻ.
|
Qua đó, họ phát hiện ra rằng tần suất các hành tinh dưới Sao Hải Vương thay đổi theo tuổi của các ngôi sao. Nghiên cứu này thách thức quan niệm rằng hệ mặt trời của chúng ta là mô hình phổ quát, vì nó cho thấy sự kết hợp giữa di cư của các hành tinh và sự mất khí quyển ở các hành tinh này. Kết luận này tiết lộ rằng có khả năng các hành tinh hình thành và tiến hóa theo cách rất khác nhau so với những gì chúng ta biết trước đây.
Dựa trên dữ liệu từ Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh quá cảnh (TESS) của NASA, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào các tiểu sao hải vương, tức là những hành tinh lớn hơn trái đất nhưng nhỏ hơn sao hải vương, quay quanh rất gần các ngôi sao. Phát hiện cho thấy rằng các hành tinh này có thể di chuyển đến gần ngôi sao của chúng theo thời gian hoặc có thể mất đi bầu khí quyển trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Nhóm nghiên cứu cho biết, phần lớn khoảng 5.500 ngoại hành tinh từng được phát hiện đều có quỹ đạo gần hơn so với những gì được thấy trong hệ mặt trời, đặt ra câu hỏi về nguồn gốc và sự hình thành của nhóm hành tinh cận hải vương.
Nghiên cứu cho thấy tần suất của các tiểu hải vương tinh gần thay đổi theo thời gian, với ít hoàn lưu hơn bên cạnh các ngôi sao trẻ tuổi (từ 10 đến 100 triệu năm) so với các hệ thống già (đã hơn 100 triệu năm). Để mở rộng hiểu biết về những hành tinh này, nhóm dự định mở rộng quan sát với TESS để xem các hành tinh có chu kỳ quỹ đạo dài hơn. Ngoài ra, các sứ mệnh trong tương lai như PLATO từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu có thể cho phép nghiên cứu sát sao hơn về các hành tinh nhỏ hơn giống như sao thủy và trái đất. Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA cũng sẽ giúp xác định mật độ và thành phần của các hành tinh, từ đó cung cấp thêm nhiều manh mối về quá trình hình thành của chúng. |
nhahuy
Theo https://scitechdaily.com |