Tin học [ Đăng ngày (29/03/2025) ]
Hàng nghìn người dùng iPhone và Android đang bị theo dõi
Hơn 500.000 thiết bị Android và ít nhất 4.900 chiếc iPhone và iPad đã bị ứng dụng giám sát di động Spyzie xâm phạm mà người dùng không hề phát hiện.

Theo báo cáo của TechCrunch, Spyzie chia sẻ cùng mã nguồn với các phần mềm gián điệp như Cocospy và Spyic, làm lộ dữ liệu của hơn 2 triệu người dùng. Đáng chú ý, Spyzie có thể được cài đặt ẩn trên thiết bị mà người dùng không thể phát hiện.

Thông qua việc khai thác lỗ hổng mới, các ứng dụng này cho phép người đăng ký truy cập vào tin nhắn, thông tin vị trí, ảnh và dữ liệu khác trên điện thoại của mục tiêu.

Theo chuyên gia bảo mật, ứng dụng còn tiết lộ địa chỉ email của khách hàng đã đăng ký Spyzie để xâm nhập vào thiết bị của mục tiêu. Đáng lưu ý, các chuyên gia đã tiến hành khai thác lỗ hổng và thu thập được 518.643 địa chỉ email từ người dùng Spyzie.

Vụ rò rỉ này cho thấy, các ứng dụng giám sát điện thoại đang ngày càng được nhiều người sử dụng để theo dõi, giám sát người khác mà họ không hề hay biết. Ngay cả những phần mềm ít được biết đến như Spyzie cũng có tới hơn nửa triệu người dùng đăng ký. Mặc dù Google đã cấm chạy quảng cáo, các ứng dụng giám sát điện thoại vẫn thu hút hàng nghìn người dùng sẵn sàng trả phí để sử dụng.

Các ứng dụng như Spyzie, Cocospy và Spyic được thiết kế để ẩn khỏi màn hình chính trên thiết bị, khiến nạn nhân khó phát hiện ứng dụng lạ trên máy. Chúng liên tục tải các nội dung từ thiết bị nạn nhân lên máy chủ.

Bản sao dữ liệu được chuyên gia nghiên cứu bảo mật chia sẻ với TechCrunch cho thấy, phần lớn nạn nhân bị ảnh hưởng bởi Spyzie là chủ sở hữu thiết bị Android. Có tới hơn 500.000 thiết bị Android và ít nhất 4.900 chiếc iPhone và iPad đã bị Spyzie xâm phạm mà chủ nhân thiết bị không hề hay biết.

Apple có những quy định chặt chẽ về ứng dụng nào có thể chạy trên iPhone và iPad. Chính vì vậy, các phần mềm theo dõi thường khai thác dữ liệu từ dịch vụ lưu trữ đám mây iCloud của Apple, sử dụng thông tin đăng nhập tài khoản Apple của nạn nhân.

Theo hồ sơ bị rò rỉ của Spyzie, một số chủ sở hữu thiết bị nhà Táo bị xâm nhập từ tháng 2/2020 và gần đây nhất là vào tháng 7/2024.
P.T
Theo Tạp chí An toàn thông tin (nhahuy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
CASTI Awards 2024 - Tôn vinh sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thông cáo báo chí Hội thảo “Phát triển hệ sinh thái số về nguồn tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ”
Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri CanTho 2024
Lãnh đạo thành phố tham quan, trải nghiệm các công nghệ, thiết bị tại Tech4Agri CanTho 2024
Các ứng dụng AI trong nông nghiệp
Hành trình Tech4Agri CanTho 2024 – với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị”
Gần 300 công nghệ, thiết bị và sản phẩm dự kiến trưng bày, giới thiệu tại Tech4Agri CanTho 2024
Siêu thị số  
 
Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hệ thống cân đa đầu
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Nhựt Thanh, Dương Công Thương, Nguyễn Phước Ân, Đái Tiến Trung và Nguyễn Hoàng Dũng thuộc Khoa Tự động hóa, Trường Bách Khoa, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ Tập 60, Số Chuyên đề SDMD (2024): 305-315.


 
Công nghệ 4.0  
 
AI có mô phỏng được cách viết của con người không?
Với sự phát triển của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) như ChatGPT và Llama, một câu hỏi luôn thường trực là liệu các mô hình này có thể mô phỏng được cách viết của con người hay không. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon đã tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này và công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS).


 
Điện tử  
 
Thiết kế bộ sạc pin điều khiển mờ tối ưu dùng giải thuật di truyền
Nguồn năng lượng pin đang là một trong những chủ đề nóng trong ngành công nghiệp tự động, từ bộ lưu điện (Uninterruptible Power Supply – UPS) đến cuộc đua xe điện của nhiều hãng xe lớn. Tuy vậy, thử thách lớn nhất trong sử dụng pin chính là thời gian sạc, nhiệt độ và tuổi thọ của pin.


 
Tin học  
 
Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hệ thống cân đa đầu
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Nhựt Thanh, Dương Công Thương, Nguyễn Phước Ân, Đái Tiến Trung và Nguyễn Hoàng Dũng thuộc Khoa Tự động hóa, Trường Bách Khoa, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ Tập 60, Số Chuyên đề SDMD (2024): 305-315.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->