Thiên nhiên [ Đăng ngày (18/03/2025) ]
Phát hiện hố thiên thạch 3,5 tỷ năm tuổi ở Úc
Các nhà nghiên cứu của Đại học Curtin đã phát hiện ra một hố va chạm thiên thạch có niên đại 3,5 tỷ năm ở Tây Úc, đánh dấu sự tiến bộ quan trọng trong việc hiểu biết về lịch sử ban đầu của trái đất, quá trình hình thành lớp vỏ và nguồn gốc của sự sống.

Hố va chạm này, nằm trong khu vực Mái vòm Bắc Cực thuộc Craton Pilbara, được xác định là hố va chạm lâu đời nhất thế giới, vượt xa hố va chạm trước đó được công nhận với tuổi đời 2,2 tỷ năm.

Phát hiện này được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu của Trường Khoa học Trái đất và Hành tinh của Curtin cùng với Cục Khảo sát Địa chất Tây Úc (GSWA), thông qua việc phân tích các lớp đá tại hiện trường. Họ đã phát hiện ra những 'mãnh vỡ', là các khối đá đặc biệt hình thành dưới áp lực cực lớn của một vụ va chạm thiên thạch. Những mảnh vỡ này xuất hiện do một thiên thạch lao vào với tốc độ hơn 36.000 km/h, tạo ra một hố thiên thạch rộng hơn 100 km, và gây ra các mảnh vỡ văng ra khắp toàn cầu.

Khám phá này đã thách thức nhiều giả định trước đây về lịch sử của trái đất. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng phát hiện này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về cách mà các vụ va chạm thiên thạch đã hình thành môi trường của trái đất trong những giai đoạn đầu của nó, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của sự sống trên hành tinh.

nlpanh
Theo https://scitechdaily.com
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn





© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->