Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (09/06/2024) ]
Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất sinh khối và năng suất tinh dầu một số dòng sả hoa hồng, Cymbopogon martinii (Roxb.) Wats. Tại Thanh Trì, Hà Nội
Nghiên cứu: “Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất sinh khối và năng suất tinh dầu một số dòng sả hoa hồng, , Cymbopogon martinii (Roxb.) Wats. Tại Thanh Trì, Hà Nội” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hương, Trịnh Văn Vượng - Viện dược liệu; Vũ Thị Thúy Hằng -Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện

Sả hoa hồng (Cymbopogon martini (Roxb.) Wats.) là một loại cỏ thơm lâu năm thuộc họ hòa thảo Poaceae, chi cỏ chanh Cymbopogon (Hussain & cs., 1988). Chi Cymbopogon có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của châu Á, châu Phi và châu Mỹ (Kumar & cs., 2009). Chi Cymbopongon chứa gần 184 loài, loài phụ, giống và giống phụ, trong đó 54 loài đã được biết đến và chấp nhận trên toàn thế" giới (Bertea & Maffei,2010; Saraswathi & cs., 2016), trong đó ở Ấn Độ có khoảng 45 loài. Các loài trong chi Cymbopogon thể hiện sự biến động và đa dạng về các đặc điểm hình thái và thành phần tinh dầu (Saraswathi & cs., 2016). Các loài Cymbopogon cũng được biết đến với giá trị về hương thơm và các loại được thương mại chủ yếu gồm C. citratus (sả Tây Ấn Độ), C. martinii var. motia var. motia và sofia (Palmarosa và cỏ gừng), C. flexuosus (sả Đông Ấn Độ), C. winterianus (sả Java) và C. nardus (sả Ceylon). Cymbopogon martinii trong tiếng Việt gọi tên sả hoa hồng, sả rộng, sả lá rộng, sả Ân Độ. Loài này được (Roxb.) W. Watson mô tả khoa học đầu tiên năm 1882. Nó là loại cây nhiệt đới mọc ở khu vực ấm áp và ẩm ướt, có nguồn gốc từ Ân Độ và Đông Dương, được biết đến là nguồn cung cấp tinh dầu dễ bay hơi. Sả hoa hồng được đưa vào trồng trọt ở Ân Độ, Indonesia những năm đầu thế" kỷ XX. Hiện nay, sả hoa hồng còn được trồng ở một số' nước châu Mỹ Latinh. Việt Nam đã trồng thử nghiệm sả hoa hồng ở một số' vùng quanh Hà Nội, miền Trung, Đông Nam Bộ.

Bộ phận sử dụng của sả hoa hồng là toàn cây (thân, lá và hoa) để tách chiết tinh dầu, trong đó hàm lượng tinh dầu nhiều nhất ở hoa. Tinh dầu sả hoa hồng chứa hàm lượng geraniol cao (70-80%) nên là nguồn nguyên liệu được dùng để thay thế" tinh dầu hoa hồng trong công nghệ hoá mỹ phẩm (nước hoa, dầu gội đầu, sữa tắm). Tinh dầu sả hoa hồng là nguồn nguyên liệu tự nhiên tốt nhất chứa các chất được sử dụng làm nước hoa như geraniol (75%), geraniol axetat (20%), linalool (2%), a-terpineol, geranyl isobutyrate... (Rao & cs., 2005).

Hiện nay, nghiên cứu về sả hoa hồng ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu kỹ thuật trồng, hàm lượng và công dụng của tinh dầu có trong cây. Trung tâm Nghiên cứu Trồng và Chế" biến cây thuốc Hà Nội là đơn vị có lưu giữ mẫu giống sả hoa hồng (Nguyễn Văn Thuận, 2007). Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, sức sống của hạt giống giảm, đồng thời sau một thời gian dài không được đưa ra sản xuất nên khả năng thích nghi của các mẫu giống với điều kiện sinh thái cũng giảm, từ đó dẫn đến thoái hóa giống, cây sinh trưởng phát triển kém. Bên cạnh đó, nhu cầu dùng sả hoa hồng đang tăng, nhiều công ty đang cần phát triển nguyên liệu cho sản xuất tinh dầu. Do đó, mẫu giống này cần được phục tráng lại và nhân giống, tiến tới khảo nghiệm công nhận giống, cung cấp nguồn giống cho sản xuất nguyên liệu sản xuất tinh dầu phục vụ nhu cầu trong nước. Năm 2020, mẫu giống sả hoa hồng của Việt Nam được lưu giữ trong kho lạnh từ năm 2007 đã được trồng và đánh giá, từ đó chọn được 5 dòng sả. Do sả hoa hồng vừa có khả năng

nhân giống vô tính và hữu tính (Singh & cs., 2000), nên các dòng sả này được thu hạt và sử dụng làm vật liệu nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, 5 dòng sả được đánh giá về sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng, từ đó lựa chọn và mô tả dòng có tiềm năng về năng suất và chất lượng.

Sả hoa hồng [Cymbopogon martinii (Roxb.) Wats.] được dùng để tách chiết tinh dầu và sử dụng thay thế tinh dầu hoa hồng trong công nghệ hoá mỹ phẩm. Thí nghiệm này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 05 dòng sả hoa hồng được chọn lọc và phân lập từ mẫu giống sả lưu giữ tại Trung tâm Nghiên cứu Trồng và Chế biến cây thuốc Hà Nội (kí hiệu SSH01 - SSH05). Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại trong vụ hè thu 2021 tại Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả cho thấy dòng SHH05 là dòng có triển vọng nhất, với thời gian sinh trưởng 166 ngày, năng suất thực thu đạt 43,0 tấn/ha, hàm lượng tinh dầu trong dược liệu tươi và khô đạt tương ứng 0,73% và 1,61%, năng suất tinh dầu đạt 313,9 kg/ha.

ntdinh
Theo Tạp chí khoa học và nông nghiệp, số 2/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->