Trí tuệ nhân tạo [ Đăng ngày (21/06/2023) ]
Nghiên cứu khía cạnh đạo đức, pháp lý của trí tuệ nhân tạo
Nghiên cứu và ứng dụng về trí tuệ nhân tạo (AI) là xu hướng diễn ra rất mạnh mẽ trong thời gian qua. Việt Nam cũng đã có Chiến lược phát triển AI. Tuy vậy, các vấn đề liên quan đến tác động của việc nghiên cứu và ứng dụng AI đối với xã hội, với con người hiện còn ít được quan tâm.

Ngày 16/6, Trường Đại học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia TPHCM phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo "Trí tuệ nhân tạo với khoa học xã hội và nhân văn: Xu hướng và cách tiếp cận".

Phát biểu tại Tọa đàm, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) ngày càng được quan tâm phát triển trên quy mô lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Trung Quốc...

PGS. TS Vũ Hải Quân cho rằng, sự "bùng nổ" của công nghệ AI đặt ra một số vấn đề trong nghiên cứu lĩnh vực này ở Việt Nam hiện nay như: Chuẩn mực về đạo đức, pháp luật trong các nghiên cứu mới về AI? AI tạo ra nhiều nghề nghiệp mới, nhưng cũng có nhiều nghề mất đi, vì vậy cần có các nghiên cứu các chính sách tác động của AI nhằm giải quyết vấn đề lao động, việc làm trong quá trình phát triển; thúc đẩy việc nghiên cứu liên ngành về AI trong thời gian tới như thế nào?


Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VGP

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, Bộ KH&CN rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, pháp lý liên quan đến AI, đây là hội thảo mà các nhà quản lý, nhà khoa học rất mong chờ.

"Hội thảo sẽ thảo luận nhiều vấn đề chuyên môn, định hướng nghiên cứu, đặt ra các bài toán về quản lý đối với nghiên cứu, ứng dụng, triển khai AI trong giai đoạn tới, góp phần triển khai thành công chiến  lược phát triển AI cũng như chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam", Thứ trưởng Bùi Thế Duy nói.

Đồng thời đặt ra 4 nhóm vấn đề gồm: Tích hợp các kết quả nghiên cứu của KHXH&NV vào nghiên cứu phát triển AI như: Cảm xúc, tâm lý; quy chuẩn đạo đức, pháp lý trong xây dựng và ứng dụng AI trong đời sống xã hội; đánh giá tác động của xã hội (đến từng cá nhân) khi triển khai ứng dụng AI sâu rộng trong cuộc sống, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp trong nghiên cứu và ứng dụng AI; ứng dụng AI để thúc đẩy các kết quả đầu ra trong nghiên cứu KHXH&NV.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã cũng nhau trao đổi, thảo luận về vai trò của KHXH&NV, định hướng nghiên cứu và những vấn đề đặt ra liên quan đến AI; ứng dụng AI và tương tác thông minh trong bảo tồn văn hóa truyền thống; Chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia đến năm 2030 và ứng dụng AI trong KHXH&NV; trí tuệ nhân tạo trong KHXH&NV: Phạm vi ứng dụng, thách thức và phương hướng.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, nghiên cứu và ứng dụng về AI là xu hướng diễn ra rất mạnh mẽ trong thời gian qua. Việt Nam cũng đã có Chiến lược phát triển AI. Tuy vậy, các vấn đề liên quan đến tác động của việc nghiên cứu và ứng dụng AI đối với xã hội, với con người hiện còn ít được quan tâm.

Theo Bộ trưởng, sự ảnh hưởng của AI đến xã hội, con người, đến hoạt động nghiên cứu khoa học... rất rõ nét, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. 

"Chúng ta càng thấy rõ hơn sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho việc nghiên cứu, ứng dụng AI vào đời sống", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng đề nghị các vụ chức năng của Bộ KH&CN tổ chức xây dựng các nhiệm vụ KHCN liên quan đến AI trong lĩnh vực KHXH&NV, nhất là trong các chương trình KHCN cấp quốc gia. Trong đó, lưu ý các nghiên cứu về khía cạnh pháp lý, đạo đức, tác động của AI.

Hoàng Giang
Theo Báo điện tử Chính phủ (nhahuy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
CASTI Awards 2024 - Tôn vinh sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thông cáo báo chí Hội thảo “Phát triển hệ sinh thái số về nguồn tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ”
Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri CanTho 2024
Lãnh đạo thành phố tham quan, trải nghiệm các công nghệ, thiết bị tại Tech4Agri CanTho 2024
Các ứng dụng AI trong nông nghiệp
Hành trình Tech4Agri CanTho 2024 – với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị”
Gần 300 công nghệ, thiết bị và sản phẩm dự kiến trưng bày, giới thiệu tại Tech4Agri CanTho 2024
Siêu thị số  
 
Google phát hành lỗ hổng zero-day định danh CVE-2025-2783
Google vừa phát hành bản vá khẩn cấp cho trình duyệt Chrome nhằm khắc phục một lỗ hổng zero-day nghiêm trọng đầu tiên được phát hiện trong năm 2025. Lỗ hổng này định danh CVE-2025-2783 đã bị tin tặc khai thác trong thực tế.


 
Công nghệ 4.0  
 
Phụ thuộc vào AI có thể làm chúng ta bị động trong tư duy
Trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm, trong đó, có vấn đề phụ thuộc quá mức vào AI.


 
Điện tử  
   
Tin học  
 
Google phát hành lỗ hổng zero-day định danh CVE-2025-2783
Google vừa phát hành bản vá khẩn cấp cho trình duyệt Chrome nhằm khắc phục một lỗ hổng zero-day nghiêm trọng đầu tiên được phát hiện trong năm 2025. Lỗ hổng này định danh CVE-2025-2783 đã bị tin tặc khai thác trong thực tế.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->