Ở nước ta, hàng năm người chăn nuôi vẫn luôn chịu thiệt hại lớn do lũ lụt và dịch bệnh. Vì vậy, để giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra và ổn định chăn nuôi sau lũ thì người chăn nuôi nên thực hiện một số công việc dưới đây.
1. Chuẩn bị trước khi vào mùa lũ
a. Xây dựng và sửa chữa chuồng trại
- Địa điểm xây dựng chuồng trại phải đảm bảo chắc chắn, cách biệt với nơi ở và sinh hoạt của con người, cao ráo, tránh luồng nước đổ từ trên các triền núi, cạnh bãi sông, suối nhằm hạn chế ngập úng và lũ cuốn khi xảy ra mưa b.o.
- Chuồng trại phải đủ diện tích để nuôi nhốt theo quy mô của hộ, chuồng chắc chắn, có mái che mưa nắng và vách che mưa tạt, gió lùa.
Đảm bảo việc thoát phân và nước tiểu tốt tránh ô nhiễm chuồng nuôi và tồn lưu mầm bệnh.
- Gia cố lại chuồng trại trước mùa mưa như chằng giữ mái, khung chuồng bằng dây hoặc các loại cây gỗ sẵn có tại địa phương nhằm tránh sập đổ khi mưa b.o xảy ra.
- Bố trí khu vực thu gom và xử lý chất thải (hố phân, bể Biogas...) để đảm bảo tốt điều kiện vệ sinh môi trường chăn nuôi.
b. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý chăn nuôi
- Có kế hoạch chăn nuôi phù hợp để xuất bán vật nuôi đúng độ tuổi trước mùa lũ nhằm giảm thiệt hại do bị cuốn trôi.
- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng cho vật nuôi chưa xuất bán nhằm tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi khi gặp mưa lũ kéo dài.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y và tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi trước mùa mưa lũ (tiêm phòng các bệnh bắt buộc trên vật nuôi và các bệnh thường xảy ra theo mùa tại địa phương) theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Thực hiện tẩy ký sinh trùng định kỳ cho vật nuôi trước mùa mưa lũ.
- Thu gom và xử lý phân, chất thải chăn nuôi để tránh mưa lũ phát tán mầm bệnh chứa trong phân và chất thải chăn nuôi ra diện rộng.
- Tăng cường công tác nhân giống khi chưa có mưa lũ để sẵn sàng nguồn giống tái chăn nuôi khi mưa lũ kết thúc.
c. Dự trữ, bảo quản và chế biến thức ăn
- Đối với vật nuôi ăn cỏ:
Ở những vùng có diện tích rộng và tưới tiêu tốt nên trồng thâm canh các loại cỏ cho năng suất, chất lượng cao như cỏ VA06, cỏ voi, cỏ Ghine....., làm thức ăn xanh hàng ngày và chế biến làm thức ăn dự trữ khi khan hiếm. Cũng có thể dự trữ thức ăn bằng cách phơi khô rồi đánh đống, che đậy hoặc ủ với urê để tăng hiệu quả dinh dưỡng.
Nếu cắt cỏ và thức ăn thô xanh khi trời mưa th. cần rửa sạch, để ráo nước hoặc hong khô trước khi cho gia súc ăn.
- Đối với các loại vật nuôi khác:
Thu mua, dự trữ và bảo quản thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô, cám hỗn hợp….) bảo quản trong thùng kín hoặc bao ni - lon, đặt ở nơi cao ráo, tránh mưa tạt, ẩm mốc hay côn trùng phá hoại.
2. Trong và sau mùa mưa lũ
a. Khi xảy ra mưa lũ
- Chủ động di chuyển vật nuôi đến những nơi cao và làm chuồng trại tạm để chờ nước rút.
- Nuôi nhốt vật nuôi trong chuồng hoặc khu vực được che chắn tránh nước mưa và gió lạnh.
- Dùng tre, gỗ và các vật liệu sẵn có tại địa phương nâng cao nền chuồng nuôi tránh để vật nuôi ngâm chân trong nước trong thời gian dài.
- Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống để vật nuôi không bị kiệt sức do đói và lạnh.
b. Sau khi hết lũ
- Thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường (nhà ở, khu vực chăn nuôi) và dụng cụ chăn nuôi.
- Thu gom chất thải và xử lý xác động vật chết: có nhiều phương pháp xong hiệu quả nhất là đốt, phun thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc sát trùng, hoặc tưới dầu hỏa lên xác động vật chết để chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập, đợi khi nước rút th. đem chôn lấp.
- Xử lý nước sinh hoạt và nước phục vụ chăn nuôi bằng Clomin B.
- Sửa chữa chuồng trại chăn nuôi, thực hiện vệ sinh sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh định kỳ 1 - 2 lần/tuần bằng một trong các dung dịch sau BKA 1 - 2%, Benkocid (pha 20 - 30ml thuốc; 110 lít nước), Chloramin-T 1% hoặc Han-Iodine 10, để khô ráo mới bắt đầu nuôi trở lại. |