Tự nhiên [ Đăng ngày (21/05/2023) ]
Ảnh hưởng của điều kiện trích ly đến khả năng kháng khuẩn của dịch trích từ trái nhàu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch trích từ trái nhàu,để xác định triển vọng sửdụng loại thực vật tự nhiên này trong các ứng dụng khác nhau liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cây nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia L., còn gọi là cây ngao, nhầu núi, là một cây thuốc được sử dụng như một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tự nhiên trên toàn thế giới trong nhiều thế kỷ. Morton (1992) cho biết các bộ phận khác nhau của cây nhàu như trái, lá, hạt, và rễ được sử dụng như một loại thảo dược ở đảo Thái Bình Dương và Đông Nam Á, một trong những cây thuốc dân gian truyền thống quan trọng được sử dụng hơn 2000 năm ở Polynesia. Người Polynesia sử dụng toàn bộ cây nhàu để làm thuốc chữa bệnh và thuốc nhuộm quần áo. Lịch sử y học và nghiên cứu khoa học cho đến nay đã phát hiện và xác nhận khẳng định những lợi ích sức khỏe của cây nhàu ở Polynesia. Các kiến thức y khoa của người Polynesia bây giờ đã được tin và cộng đồng khoa học y tế hiện đại đang bắt đầu nghiên cứu loại thực vật này.


Ảnh minh họa

Các nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy gần 200 hợp chất đã được xác định và tách chiết từ những phần khác nhau của loài Morinda citrifolia và thể hiện nhiều tác dụng như kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm, kháng oxy hóa, kháng ung thư, giảm đau, điều hòa miễn dịch, làm lành vết thương, các tác dụng lên xương,… Một số các hợp chất đã được phân lập từ Morinda citrifolia L. bao gồm axit amin, anthraquinon, coumarin, các axit béo, flavonoid, iridoid, lignan và polysaccharide. Tuy nhiên, thành phần hóa học trong trái nhàu chưa được báo cáo cụ thể, nước ép Morinda citrifolia L. có chứa 90% nước và các thành phần chính của chất khô là chất rắn hòa tan, chất xơ và protein. Dịch trích từ trái nhàu cũng đã được chứng minh được khả năng kháng được một phổ rộng các chuẩn vi khuẩn khác nhau. Tác dụng chống vi khuẩn có thể là do sự hiện diện của các hợp chất phenolic như acubin, L- asperuloside, alizarin, scopoletin và anthraquinones. Một nghiên cứu khác cho thấy chất acetonitrile có trong dịch trích từ trái ức chế sự tăng trưởng của Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Escherichia coli, và Streptococcus pyrogene. Dịch trích của trái nhàu được trích ly trong dung môi ethanol và hexane có tác dụng kháng bệnh lao vì chúng ức chế khoảng 89-95% sự tăng trưởng của Mycobacterium tuberculosis.

Các thành phần chính được xác định trong dịch trích từ hexane là E-phytol, cycloartenol, stigmasterol, campesta-5,7,22-trien-3-ol, và ketosteroids, stigmasta-4-en-3-one và stigmasta-4-22-dien-3-one. Các nghiên cứu khác cho thấy dịch trích của trái nhàu là một kháng sinh quan trọng ảnh hưởng đến các dòng vi khuẩn khác nhau như Salmonella, Shigella, và Escherichia coli.

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo sức khỏe của con người đang được quan tâm hàng đầu, vì các mối nguy liên quan đến vi sinh vật gây bệnh trong chế biến thực phẩm ngày càng nhiều, điển hình là vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus, đây là những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nhiều nhất, chúng tồn tại rất nhiều trong tự nhiên và trong thực phẩm. Mặt khác, ngành thực phẩm của Việt Nam, đặc biệt là chế biến thủy sản cá tra đã và đang phát triển thành một ngành mũi nhọn về xuất khẩu trong nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, với những rào cản về an toàn vệ sinh thực phẩm đặt ra ngày càng cao của các đối tác nước ngoài cùng với việc hiện nay hầu hết các công ty chỉ dùng các hợp chất kháng khuẩn hóa học nên có nhiều lô hàng của Việt Nam đã vi phạm chỉ tiêu về số lượng vi sinh vật cho phép có trong thực phẩm, hay dư lượng chất kháng khuẩn còn tồn dư lại trong thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hơn nữa, các quan ngại của người sử dụng đối với các chất kháng khuẩn nhân tạo cũng đã hướng sự quan tâm đến các chất thay thế có nguồn gốc từ thiên nhiên. Do đó, các chất kháng khuẩn tự nhiên đang trở nên quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu đã chuyển hướng hướng tới việc tìm kiếm các hợp chất mới từ thực vật, động vật và vi sinh vật. Vì vậy, để theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng, đòi hỏi phải có các hợp chất mới được phát hiện. Một số thực vật đã được xác định có hoạt tính kháng khuẩn, trái nhàu đã được sử dụng từ rất lâu theo kinh nghiệm để điều trị các bệnh có liên quan đến nhiễm trùng và được chứng minh có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus.

Các nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của trái nhàu được thực hiện khá nhiều trên thế giới nhưng tại Việt Nam còn rất hạn chế, gần đây mới có một số ít công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của trái nhàu. Tuy nhiên tất cả chỉ tập trung nghiên cứu thành phần hóa học của trái nhàu, các nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của trái nhàu ít được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ, dồi dào tại địa phương là trái nhàu để sản xuất bột trái nhàu khô có hoạt tính kháng khuẩn tự nhiên là việc làm cần thiết góp phần vào việc sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong lĩnh vực thực phẩm, làm tăng giá trị kinh tế và góp phần vào việc phát triển nền nông nghiệp ở Việt Nam.

Dịch trích từ trái nhàu chín được trích ly bằng dung môi ethanol ở nồng độ 80% với tỷ lệ nguyên liệu:dung môi là 1:8 (w/v) trong 40 độ C và 120 phút thì hiệu suất thu hồi chất khô cao nhất và đường kính vòng vô khuẩn lớn nhất qua đó thể hiện được khả năng kháng khuẩn tốt của các hoạt chất sinh học có trong trái nhàu chín. Kết quả này cho thấy ngoài các công dụng đã được biết trước đây của trái nhàu chín, thì khả năng kháng khuẩn cần phải chú ý thêm và đưa vào khai thác sử dụng. Đây là bước đầu thành công để tạo ra được một chế phẩm tiều năng từ trái nhàu chín. Cần có thêm các công trình nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hoạt tính sinh học của loại trái này để góp phần cung cấp thêm bằng chứng khoa học về tiềm năng dược liệu của loại thực vật này, đồng thời cần phải có thêm nghiên cứu đánh giá thực nghiệm trên các mẫu thực phẩm thực tế.

lttsuong
Theo Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm, Tập. 22 Số. 3 (2022)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Thực trạng theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp
Theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Vì thế, các tác giả Mai Thanh Hải, Võ Nguyên Trung, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thương thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp.


 

Xem nhiều

Tiêu điểm

Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
CASTI Awards 2024 - Tôn vinh sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thông cáo báo chí Hội thảo “Phát triển hệ sinh thái số về nguồn tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ”
Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri CanTho 2024
Lãnh đạo thành phố tham quan, trải nghiệm các công nghệ, thiết bị tại Tech4Agri CanTho 2024
Các ứng dụng AI trong nông nghiệp
Hành trình Tech4Agri CanTho 2024 – với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị”
Gần 300 công nghệ, thiết bị và sản phẩm dự kiến trưng bày, giới thiệu tại Tech4Agri CanTho 2024
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->