Bài báo này thảo luận về xu hướng tất yếu của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Do những hạn chế đe dọa sự phát triển bền vững của cả hệ thống chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi công nghiệp, ngành chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam đã được hiện đại hóa gắn với phát triển khoa học và công nghệ theo hướng thông minh. Phần lớn các ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi như dinh dưỡng, chuồng trại và thú y đã được áp dụng nhằm góp phần tăng tiềm năng sản xuất và hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên, nó vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế -xã hội như sức khỏe con người, sinh kế của nông dân, sự thịnh vượng của cộng đồng nông thôn, các giá trị văn hóa xã hội cũng như các mối quan tâm về môi trường và phúc lợi động vật. Do đó, cần áp dụng các biện pháp thông minh trong việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và bao trùm
Chăn nuôi truyền thống tuy có ít rủi ro nhưng lại có năng suất quá thấp không đáp ứng được nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng của xã hội cũng như yêu cầu phát triển kinh tế. Ngược lại, chăn nuôi công nghiệp vững và bao trùm.-Ứng dụng CNC trong chăn nuôi gắn với liên kết “5 Nhà” dưới sự điều tiết của Nhà nước. Để ứng dụng CNC vào chăn nuôi hài hòa được lợi ích của tam nông (3N) và đáp ứng được 4 yêu cầu của phát triển chăn nuôi bền vững (TỨ TRỤ) như đã thảo luận ở trên, việc ứng dụng CNC trong chăn nuôi cần phải có điều kiện, có sự liên kết và hợp tác tích cực của năm Nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà bank và Nhà khoa học -NGŨ GIA) dưới sự kiến tạo và điều tiết của Nhà nước có thể đem lại năng suất cao, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng lại đối mặt với nhiều rủi ro, đe dọa sự phát triển bền vững và bao trùm. Do vậy, ứng dụng công nghệ cao một cách thông minh trong chăn nuôi là một xu hướng phát triển tất yếu nhằm khai thác lợi thế của khoa học-công nghệ để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên, vừa đem lại năng suất chăn nuôi cao, giảm giá thành sản phẩm, do đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm thiểu được các rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường và phúc lợi động vật. Muốn vậy, việc ứng dụng công nghệ cao phải đồng bộ, không ngừng đổi mới sáng tạo với sự hợp tác của “5 Nhà”, gắn với liên kết chuỗi giá trị, hướng tới nông nghiệp tuần hoàn dưới sự điều tiết của Nhà nước để hài hòa được lợi ích của TAM NÔNG.
|