Tác động [ Đăng ngày (22/11/2021) ]
Nhiệt độ Trái đất có thể tăng hơn 2,4 độ C vào cuối thế kỷ
Với mức gia tăng nhiệt độ trên, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt và bão lớn, sẽ diễn ra trên diện rộng, gây nên tác động tàn phá trên toàn cầu.

Theo nghiên cứu công bố ngày 9/11 của Climate Action Tracker (CAT), tổ chức phân tích về khí hậu uy tín nhất thế giới, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng thêm 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này bất chấp các cam kết giảm phát thải của các quốc gia tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, dự báo của CAT, được đưa ra trên cơ sở các mục tiêu ngắn hạn trong thập kỷ tới mà các quốc gia đã cam kết, vượt xa giới hạn 2 độ C đề ra theo Hiệp định Paris và mức an toàn 1,5 độ C mà các cuộc đàm phán tại COP26 đang hướng tới.

Với mức gia tăng nhiệt độ trên, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt và bão lớn, sẽ diễn ra trên diện rộng, gây nên tác động tàn phá trên toàn cầu.

Dự báo trên cũng hoàn toàn trái ngược với những ước tính lạc quan được công bố vào tuần trước rằng mức tăng nhiệt độ Trái đất có thể giữ ở ngưỡng 1,9 độ C hoặc 1,8 độ C, nhờ các cam kết được công bố tại các cuộc đàm phán ở Hội nghị COP26, hiện đã bước sang tuần thứ hai và dự kiến kết thúc vào cuối tuần này.

Tuy nhiên, những ước tính này dựa vào các mục tiêu dài hạn của các quốc gia, gồm Ấn Độ, quốc gia phát thải lớn thứ ba trên thế giới, đang hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070.

Tờ The Guardian dẫn lời ông Bill Hare, Giám đốc điều hành Climate Analytics, một trong những tổ chức đằng sau CAT, cho biết ông lo ngại một số quốc gia đang cố gắng miêu tả mục tiêu 1,5 độ C tại COP26 đang gần trong tầm tay, trong khi thực tế còn rất xa mới đạt được mục tiêu này.

Nghiên cứu của CAT cho thấy dựa vào những cam kết tại COP26, lượng phát thải sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, đồng thời chỉ ra khoảng cách giữa cam kết của các quốc gia về phát thải khí nhà kính và kế hoạch thực hiện trong thực tế.

Theo phân tích của CAT, nếu xem xét các chính sách và biện pháp hiện nay, thay vì chỉ tính đến các mục tiêu đã cam kết, thì Trái đất sẽ nóng lên 2,7 độ C.

Ông Niklas Höhne, một trong các tác giả của nghiên cứu, cho biết những phát hiện mới sẽ là “kiểm chứng thực tế” cho các cuộc đàm phán, và nhấn mạnh các mục tiêu dài hạn là tốt, song việc thực hiện trong ngắn hạn của các quốc gia là chưa đủ.

197 quốc gia tham gia Hiệp định Paris năm 2015 được yêu cầu đưa ra 2 mục tiêu tại Glasgow: mục tiêu dài hạn đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào khoảng giữa thế kỷ; và các kế hoạch quốc gia ngắn hạn, được gọi là đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC), đưa ra cam kết giảm phát thải đến năm 2030.

Các nhà khoa học cho biết phải giảm 45% lượng phát thải khí nhà kính trong thập kỷ này để khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Các quốc gia chịu trách nhiệm đối với khoảng 90% lượng khí thải toàn cầu hiện đã cam kết mục tiêu trung hòa khí thải vào khoảng năm 2050, trong khi thời hạn này là năm 2060 đối với Trung Quốc và 2070 đối với Ấn Độ.

Tuy nhiên, NDC của các quốc gia để hành động trong thập kỷ tới chưa tương thích với mục tiêu dài hạn. Nếu lượng phát thải trong 2 thập kỷ tới đủ cao, nhiệt độ Trái đất có thể sẽ tăng hơn 1,5 độ C ngay cả khi sau đó, các quốc gia đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Ông Hare cho rằng các quốc gia cần thực hiện các biện pháp ngắn hạn để thu hẹp khoảng cách với mục tiêu dài hạn trung hòa khí thải.

Ông cũng lưu ý không có mâu thuẫn giữa các đánh giá khác nhau, được công bố vào tuần trước bởi Đại học Melbourne (Australia) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khi đưa ra kết luận tương tự dựa trên các mục tiêu dài hạn.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nhiet-do-trai-dat-co-the-tang-hon-24-do-c-vao-cuoi-the-ky/753078.vnp
Minh Hợp
Theo https://www.vietnamplus.vn (ntqnhu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tin mới
Ra mắt từ 2012, bo mạch chủ tưởng đã lỗi thời này vẫn được cập nhật để sử dụng tính năng chỉ mẫu đời mới mới có
Từng bị xem là “lỗi thời”, bo mạch chủ B75M-D3H giờ đây có thể tận dụng sức mạnh giúp phục hồi hiệu năng cho những dàn máy vốn chỉ còn...
Siêu máy tính AI của Elon Musk chính thức vận hành toàn diện: 200.000 GPU, dùng đủ điện cho 300.000 hộ dân
Elon Musk hiện đặt mục tiêu mở rộng Colossus lên một triệu GPU trong tương lai...
JMGO N1S Nano – Máy chiếu thông minh nhỏ gọn cho rạp phim tại gia hiện đại
JMGO N1S Nano là mẫu máy chiếu thông minh nhỏ gọn, thiết kế tinh tế, tích hợp Google TV bản quyền. Đây là lựa chọn lý tưởng cho giới trẻ...
Huawei vừa tung laptop “thuần nội địa”: Tự thiết kế chip, tự viết hệ điều hành, bỏ luôn Windows
Laptop Matebook Pro 2025 sẽ chính thức mở bán vào ngày 19/5, và khi đó hiệu năng thực tế của Kirin X90 cũng sẽ sớm được kiểm...
Một sao xung chuyển động nhanh làm gãy xương thiên hà của Ngân Hà
Trung Tâm Ngân Hà Rối Loạn: Sợi Khí Bị Biến Dạng Do Pulsar Tốc Độ...
TPHCM: Quản lý sâu ăn lá trên cây sao đen và dầu rái
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ đã nghiên cứu và thử nghiệm các biện pháp phòng trừ – từ lâm sinh, vật lý đến sinh học và hóa học...
Hóa thạch cổ nhất hé lộ lịch sử của
Hóa thạch kiến có niên đại 113 triệu năm tiết lộ nhiều điều về nguồn gốc và sự tiến hóa của loài côn trùng...
Bảo vệ các loài chim hoang dã tại Việt Nam: Đối mặt hiểm họa lưới sương mù
Việc bảo vệ các loài chim hoang dã tại Việt Nam trước mối đe dọa từ những công cụ săn bắt như lưới sương mù cần nhiều hơn là nỗ...
Vi khuẩn đường ruột giúp thuyên giảm bệnh đau cơ xơ hóa
Những thử nghiệm nhỏ trên chuột và người bước đầu chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh đau cơ xơ hóa (fibromyalgia) và những thay đổi trong hệ vi sinh...
Quảng Trị: Nuôi cá chim vây vàng ở ao tôm bỏ hoang
Mô hình nuôi thâm canh cá chim vây vàng mở ra triển vọng cho vùng ven biển bãi ngang tại tỉnh Quảng Trị - nơi từng phát triển mạnh nghề...
Rạn san hô đang chết có thể làm chậm biến đổi khí hậu
Theo nghiên cứu được trình bày tuần trước tại một hội nghị của Liên minh Địa vật lý châu Âu, các rạn san hô đang tan rã sẽ làm chậm...
Vì sao manh mối đầu tiên về “Hành tinh Thứ Chín” có thể đã nằm sẵn trong dữ liệu thiên văn 40 năm trước?
Hành tinh Thứ Chín, nếu tồn tại, sẽ là mảnh ghép còn thiếu giúp giải thích các bất thường trong cấu trúc quỹ đạo của Vành đai Kuiper, cũng như...
Quasars Không Tồn Tại Lâu Dài. Vậy Làm Sao Chúng Lớn Đến Thế?
Sự tồn tại của các quasar với lỗ đen siêu khối lượng (SMBH) có khối lượng hàng tỷ lần Mặt Trời trong vũ trụ sơ khai, khi thời gian hình...
Thành tựu Mới của ispace: RESILIENCE Đã Vào Quỹ Đạo Mặt Trăng
ispace Đạt Quỹ Đạo Mặt Trăng: Bước Tiến Quan Trọng Cho Tương Lai Khám...

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->