Quốc tế [ Đăng ngày (02/03/2013) ]
Công nghệ sinh học - chìa khóa hình thành nền “công nghiệp xanh”
Từ ngày 27 - 28/02/2013, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo quốc tế về công nghệ sinh học (CNSH) Việt Nam - Ấn Độ. Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu, phát triển KH&CN của hai nước Việt Nam và Ấn Độ.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học tập trung thảo luận một số lĩnh vực nông nghiệp, y tế, thực phẩm… như: nghiên cứu ứng dụng CNSH trong việc bảo tồn và phát triển các loại cây nông nghiệp; nghiên cứu ứng dụng CNSH trong việc bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu; nghiên cứu ứng dụng CNSH trong bảo tồn và phát triển gia súc; phát triển công nghệ cho việc khởi đầu ứng dụng công nghiệp thực phẩm và sữa; ứng dụng của CNSH trên vắcxin, nghiên cứu về khiếm khuyết của gene đối với ung thư và các bệnh về não…

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn coi CNSH là một trong bốn lĩnh vực KH&CN được ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đã ban hành những chính sách để đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH nhằm khai thác tối ưu, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước, phục vụ phát triển nông lâm ngư nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường sống, qua đó phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đã xác định Ấn Độ là đối tác chiến lược trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu và phát triển CNSH và bày tỏ mong muốn Hội thảo sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học của hai nước trao đổi, thảo luận nhằm xác định ra các vấn đề hợp tác cùng phát triển trong tương lai.

Hội thảo nhận định CNSH là ngành công nghệ mũi nhọn của thế kỷ 21. Các thành tựu CNSH được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và đem lại nguồn lợi lớn cho nhiều quốc gia trong các lĩnh vực nông nghiệp, y dược, thực phẩm, nhiên liệu mới, năng lượng sinh học sạch. CNSH giúp cuộc sống con người trở nên an toàn hơn, bền vững hơn… Việt Nam và Ấn Độ có nhiều đặc điểm phát triển kinh tế dựa nhiều và nền tảng nông nghiệp, vì vậy CNSH sẽ đóng vai trò quan trọng, là chìa khóa tạo nên những đột phá để hình thành nền “công nghiệp xanh” của cả hai quốc gia.

Được biết, ngày 29/3/2012, Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết Chương trình hợp tác trong lĩnh vực CNSH, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: sinh học phân tử, CNSH trong nông nghiệp, CNSH trong y dược và CNSH trong môi trường.

 

Phương Nga
Theo http://most.gov.vn (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->