Cơ khí [ Đăng ngày (14/05/2025) ]
Thiết bị Piston
Piston là gì? Piston (hay còn được gọi là quả piston/trái piston) là một bộ phận quan trọng của động cơ, máy bơm, máy khí nén hoặc xi lanh hơi. Piston làm nhiệm vụ đẩy, hút chất lỏng hoặc sệt trong các máy khác nhau, điển hình là máy bơm và máy chiết.


Về cơ bản, Piston là một đĩa chuyển động được đặt trong một xi lanh rắn bằng kim loại kín khí, di chuyển lên xuống trong xi-lanh rỗng của khối động cơ. Bản thân piston có kích thước nhỏ hơn lỗ hổng mà nó di chuyển, nhưng nó có các vòng piston chịu lực căng để đạt được độ kín khí nhất định. Nó hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng nhiệt thành quá trình cơ học và ngược lại. Chính vì thế nó được xem là thành phần chính của động cơ nhiệt.


Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: 

Động cơ đốt trong:

Đối với động cơ đốt trong, piston có nhiệm vụ cùng với xi lanh và nắp máy tạo thành buồng đốt. Nó nhận áp suất do sự giãn nở của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu, cung cấp động lực quay cho bánh đà để thực hiện quá trình nạp, nén và thải. Tại động cơ đốt trong thì nó còn thực hiện chức năng làm van đóng mở cửa hút và cửa xả. Động cơ đốt trong có thể hoạt động chỉ với một xi-lanh đơn hoặc nhiều nhất là 12 cái.

Cấu tạo piston động cơ đốt trong:

Piston có dạng hình trụ và chia làm 3 phần: đỉnh, đầu và thân. Đỉnh Piston có 3 dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm. Đỉnh Piston nhập áp suất khí đốt và phải chịu nhiệt độ cao.

Đầu Piston có các rãnh để lắp các xec – măng khí và dầu. Đầu rãnh lắp xec – măng dầu sẽ được khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong nhằm cấp và thoát dầu.

Động cơ đốt ngoài (động cơ hơi nước):

Piston cũng có trong động cơ đốt ngoài, còn được gọi là động cơ hơi nước. Trong đó nước được làm nóng trong nồi hơi và hơi nước được sử dụng để đẩy piston lên xuống trong xi-lanh.

Cấu tạo: Piston có dạng đĩa phẳng do nó luân phiên nhận áp suất ở cả 2 mặt.



Nguyên tắc:

Một piston phải tuân theo một chu trình để nó có thể liên tục chuyển đổi năng lượng nhiệt để quá trình hoạt động diễn ra thuận lợi, và có nhiều cách để hoàn thành chu trình này. Ví dụ:

Bằng cách đưa nhiệt vào khí bên trong xi-lanh, khí sẽ mở rộng làm tăng thể tích trong xi lanh.

Bằng cách loại bỏ nhiệt từ xi-lanh, áp suất của khí sẽ giảm, giúp cho piston được nén dễ dàng hơn.

Bằng cách đưa khí vào piston, piston sẽ nén trở lại trạng thái ban đầu, sẵn sàng thực hiện chu trình một lần nữa.



Piston được làm bằng gì?

Các thành phần động cơ ngày nay, yêu cầu đầu tiên là sự bền bỉ và trọng lượng nhẹ để nâng cao hiệu quả; điều đó có nghĩa là tất cả các piston là một dạng hợp kim nhôm. Trở lại thời kỳ khai nguyên, poston được làm từ gang vì chúng rất bền và chịu nhiệt tốt. Khi quá trình luyện kim phát triển và nhiệt độ được kiểm soát tốt hơn thông qua thiết kế thì nhôm chính là nguyên liệu tối ưu nhất.



Các vòng piston đều được làm từ gang và hợp kim thép, vì hằng số lò xo cao hơn. Từ trên xuống, gói vòng bao gồm vòng nén, vòng gạt nước và vòng dầu. Vòng nén làm kín khoảng cách giữa piston và xi-lanh. Vòng gạt nước góp phần nén cũng như đẩy dầu thừa ra khỏi thành của xi-lanh khi piston di chuyển xuống dưới. Vòng dầu cũng mang chức năng lau dầu từ xi-lanh, sau đó đưa nó chảy ngược qua các lỗ nhỏ. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, các vòng có thể bị mòn và mất tính đàn hồi, khiến dầu từ trục khuỷu di chuyển vào buồng đốt.

N.T.T
Theo http://xuongchetaomay.vn/
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->