Tài nguyên
[ Đăng ngày (28/04/2025) ]
|
Khoa học có thể giải quyết tranh chấp nước lớn nhất ở châu Phi như thế nào
|
|
Nghiên cứu mới đây đã đề xuất một khuôn khổ chia sẻ công bằng nguồn nước và thủy điện dành cho sông Nile, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều hành các đập lớn, đặc biệt là trong thời kỳ hạn hán kéo dài.
|
Nghiên cứu, do nhóm do Essam Heggy thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu thăm dò khô hạn và nước (AWARE) thuộc Trường Kỹ thuật Viterbi, Đại học Nam California, đã phát triển một thước đo hạn hán dựa trên mực nước của Đập Aswan High. Khuôn khổ này nhằm giảm thiểu xung đột giữa Ethiopia, Sudan và Ai Cập, đồng thời thúc đẩy quản lý năng lượng và nước bền vững.
Cuộc xung đột giữa các quốc gia liên quan đến sông Nile chủ yếu xoay quanh việc phân bổ nguồn nước giữa hạ lưu và thượng lưu. Ai Cập phụ thuộc vào sông Nile để đáp ứng phần lớn nhu cầu nước, trong khi Ethiopia đang khai thác tiềm năng điện năng từ Đập Phục hưng Ethiopia vĩ đại (GERD) mới hoàn thành. Heggy chỉ ra rằng trong bối cảnh khí hậu khắc nghiệt, việc điều hành đập GERD là một thách thức lớn, đòi hỏi tái nhìn nhận về cách thức chia sẻ nguồn tài nguyên quý giá này giữa các quốc gia, để đảm bảo rằng cả hai bên đều có thể phát triển bền vững.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng thay vì chỉ dựa vào lưu lượng nước của Sông Nile Xanh, các nhà hoạch định chính sách cần thúc đẩy việc sử dụng mức nước của Đập Aswan High như một chỉ báo chính về tình trạng hạn hán. Dựa trên mức nước này, các biện pháp giảm thiểu sẽ được kích hoạt khi mức nước xuống thấp hơn 165 mét. Bằng cách này, nghiên cứu hy vọng có thể thiết lập một chính sách tối ưu giúp GERD vẫn có thể sản xuất trên 87% thủy điện mà không gây thiếu hụt nước ở hạ lưu, từ đó giảm căng thẳng về nguồn nước giữa các quốc gia trong khu vực. |
https://scitechdaily.com (dtphong)
|