Khoa học và Công nghệ - Động lực cốt lõi định hình năng lực sản xuất Quốc gia
Không thể phủ nhận, khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày nay đã vượt xa vai trò của một lĩnh vực đơn thuần, trở thành đòn bẩy chiến lược, là yếu tố then chốt đang tái định hình mạnh mẽ toàn bộ năng lực sản xuất của một quốc gia – hay còn gọi là lực lượng sản xuất.
Sức mạnh của KH&CN len lỏi vào từng mắt xích, tạo ra những chuyển biến căn bản. Đối với nguồn nhân lực, KH&CN không chỉ nâng cao trình độ, kỹ năng, giải phóng con người khỏi lao động chân tay nặng nhọc và biến họ thành lực lượng lao động tri thức, mà còn cải thiện đáng kể sức khỏe và vị thế của người lao động trong guồng máy sản xuất hiện đại.
Song song đó, KH&CN thực hiện một cuộc cách mạng hóa đối với tư liệu sản xuất: những công cụ thô sơ dần được thay thế bằng máy móc, dây chuyền tự động hóa tinh vi – vốn là hiện thân của tri thức được vật chất hóa – giúp tối ưu hóa quy trình, đẩy năng suất và hiệu quả lên những tầm cao mới. Ngay cả đối tượng lao động cũng được mở rộng và biến đổi; KH&CN cho phép chúng ta khai thác hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên tiềm ẩn, đồng thời sáng tạo ra những vật liệu mới, năng lượng tái tạo, giảm lệ thuộc vào tự nhiên và hướng tới sự phát triển bền vững.
Kết luận
Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Tri thức khoa học và công nghệ chiếm ưu thế và phổ biến. Trong xu thế đó, bất kỳ một quốc gia nào, không riêng Việt Nam nếu không xây dựng cho mình một thực lực sẽ có nguy cơ tụt hậu. Chính vì vậy, yêu cầu khách quan đặt ra cho Việt Nam hiện nay là tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao tiềm lực, trình độ khoa học và công nghệ, đầu tư cho công nghệ ưu tiên, công nghệ lõi. Tích cực, chủ động hơn trong hội nhập quốc tế, tham gia quá trình toàn cầu hóa nhằm thu hút, chuyển giao khoa học và công nghệ hiện đại, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nhanh chóng nắm bắt, làm chủ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển lực lượng sản xuất nói riêng.
Trong bối cảnh hội nhập và xu hướng phát triển kinh tế tri thức hiện nay hơn bao giờ hết, khoa học và công nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản của sự phát triển kinh tế – xã hội và phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Để làm được những điều trên, Việt Nam cần có nhiều giải pháp cơ bản, đồng bộ, đồng thời chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng những thành tựu mới nhất của nhân loại về phát triển khoa học và công nghệ vào phát triển lực lượng sản xuất, tránh những sai lầm mà các nước khác đã vấp phải. Việt Nam cần xác định rõ mục đích phát triển khoa học và công nghệ là cơ sở tăng năng xuất lao động xã hội, là yếu tố thúc đẩy kinh tế – xã hội và lực lượng sản xuất phát triển. Trong thời gian qua khoa học và công nghệ Việt Nam có những bước chuyển biến tích cực, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển của đất nước, đặc biệt là phát triển lực lượng sản xuất.
|