Giải pháp [ Đăng ngày (26/04/2025) ]
Quốc hội thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Ngày 19/4/2025, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Phiên họp nhấn mạnh sự cấp thiết trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với các rào cản kỹ thuật toàn cầu và thúc đẩy chuyển đổi xanh.

Tại trụ sở Quốc hội, Ủy ban KHCN&MT đã tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ). Phiên họp do Chủ nhiệm Ủy ban - ông Lê Quang Huy chủ trì, với sự tham dự của các Phó Chủ nhiệm, đại biểu chuyên trách cùng đại diện nhiều bộ, ngành, tổ chức liên quan.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Quang Huy nhấn mạnh ba chuyển đổi trọng tâm cần đặc biệt lưu ý trong bối cảnh hiện nay: chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi xanh – các yếu tố liên quan chặt chẽ trong mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả. Ông cũng chỉ rõ sự cần thiết của việc sửa đổi luật nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp với hiến pháp và thực tiễn hội nhập quốc tế.

Thúc đẩy dịch vụ ESCO, giảm phát thải, nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, sau 15 năm thi hành, Luật SDNL TK&HQ đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với yêu cầu chuyển đổi sản xuất xanh trong bối cảnh các quốc gia và thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản đang áp dụng các công cụ chính sách phát thải nghiêm ngặt. Điều này tạo áp lực lớn lên các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thép, nhựa...


Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tóm tắt nội dung chính của Dự án Luật

Dự luật sửa đổi lần này hướng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các cơ chế tài chính, mô hình hỗ trợ như dịch vụ công ty năng lượng (ESCO) – mô hình đã thành công tại nhiều quốc gia. Cùng với đó là việc hình thành quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ xanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phân cấp mạnh, cải cách thủ tục, phù hợp với Chính phủ điện tử

Một trong những điểm mới nổi bật của dự thảo là đẩy mạnh phân cấp cho địa phương và bộ ngành chuyên trách. Việc công bố danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, hay danh mục thiết bị dán nhãn năng lượng, sẽ không còn do Chính phủ mà thuộc về các bộ, ngành và địa phương – giúp tăng tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian.

Dự luật cũng đề xuất cắt giảm 50% thủ tục hành chính hiện hành, hướng đến mô hình doanh nghiệp tự công bố và chịu trách nhiệm về nhãn năng lượng, đồng thời loại bỏ thủ tục cấp chứng chỉ kiểm toán năng lượng. Những điều chỉnh này không chỉ giảm gánh nặng chi phí mà còn thúc đẩy mô hình quản trị năng lượng chủ động hơn, phù hợp với chủ trương cải cách thể chế, phát triển kinh tế số.

Hài hòa với cam kết quốc tế, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Dự thảo lần này được đánh giá có độ tương thích cao với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó có Thỏa thuận Paris và mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP26. Bộ Công Thương khẳng định các quy định không xung đột với điều ước quốc tế, đồng thời thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn và hình thành thị trường dịch vụ năng lượng chuyên nghiệp.

Đủ điều kiện trình Quốc hội, tiếp tục hoàn thiện để nâng cao hiệu quả thực thi

Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ, ông Nguyễn Phương Tuấn – Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT cho biết, Thường trực Ủy ban tán thành với sự cần thiết sửa đổi luật và đánh giá hồ sơ dự thảo đã được chuẩn bị nghiêm túc, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, góp ý sôi nổi về các vấn đề: dán nhãn năng lượng, hỗ trợ vùng sâu vùng xa, dịch vụ ESCO, cơ chế quỹ, tiêu chuẩn hàng hóa, quản lý năng lượng tại cơ sở sản xuất... Đại diện Bộ Công Thương và các cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, giải trình rõ ràng.

Kết luận phiên họp, ông Lê Quang Huy đánh giá cao sự chuẩn bị của Bộ Công Thương, đặc biệt là việc tiếp thu chỉ đạo về cắt giảm thủ tục và phân cấp. Ông đề nghị cơ quan chủ trì tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra, chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thực thi luật. Theo kế hoạch, dự luật sẽ được trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025 theo quy trình một kỳ họp.

tietkiemnangluong.com.vn | vneec.gov.vn (nlpanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tin mới
Meta giới thiệu Chatbot AI khởi tạo liên lạc mà không cần người dùng nhắc nhở
Meta vẫn chưa công bố rõ ràng về chiến lược dài hạn đối với các trợ lý AI của mình, đặc biệt là liên quan đến khả năng tích hợp...
Phát hiện mới: Vàng từ lõi trái đất
Các nhà khoa học đã phát hiện bằng chứng cho thấy các kim loại quý như vàng đang rò rỉ từ lõi trái đất ra lớp phủ, cuối cùng chảy...
Cây rừng nhiệt đới đang chết dần do bão đối lưu ngắn, cường độ cao
Các nhà khoa học ngày càng nhận thức rõ rằng số lượng cây chết ở rừng nhiệt đới đang gia tăng một cách đáng báo động, và nguyên nhân chủ...
Liệu pháp gen chống lão hóa mới kéo dài tuổi thọ lên đến 20%
Nghiên cứu toàn cầu do Viện Khoa học Thần kinh thuộc Đại học Tự trị Barcelona (INc-UAB) dẫn đầu đã chỉ ra rằng việc tăng cường mức protein Klotho ở...
Cà chua “tiến hóa ngược” ở quần đảo Galapagos
Nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng đảo ngược quá trình tiến hóa, như ví dụ ở cà chua trên đảo Galápagos, có thể không chỉ giới hạn trong...
Soi loài bọ ngựa duy nhất nằm trong Sách Đỏ Việt Nam
Bọ ngựa thông thường (Mantis religiosa) là loài duy nhất thuộc bộ Bọ ngựa (Mantodea) được đưa vào Sách Đỏ Việt...
Tế bào bị bỏ qua có thể chứa bí mật về cách ung thư lan rộng
Các tế bào từng được xem là thụ động giờ đây đã được nhìn nhận lại như những nhà điêu khắc trong quá trình phát triển của cơ thể. Chúng...
Sản phẩm OCOP đang ngày càng chứng tỏ được vị trí, thương hiệu
Không chạy theo số lượng, những sản phẩm OCOP 5 sao được chọn lọc kỹ lưỡng, như cất giữ một phần ký ức làng quê gửi tới thế...
Đông Thuận đảm bảo an toàn giao thông
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, Đảng ủy và UBND xã Đông Thuận, huyện Thới Lai...
Thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu hoàn thành các dự án chuyển đổi số quan trọng trong năm 2025, chuẩn bị đầu tư 2 dự án trọng...
Hội Cựu chiến binh tham gia đảm bảo an toàn giao thông
Từ đầu năm 2025 đến nay, Hội Cựu chiến binh (CCB) phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt tổ chức nhiều hoạt động đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) ở...
Tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm an toàn giao thông
Từ ngày 1-3-2025, sau khi công an các quận, huyện không còn hoạt động, Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Ba Láng được phân công phụ trách các tuyến giao...
Một số điểm mới của Luật Công chứng năm 2024
Ngày 26-11-2024, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công chứng năm 2024. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2025. Việc...
Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương
Sáng 25/6 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng...
Lãnh đạo thực hiện tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
(CT) - Ngày 13-6, Đảng ủy Trung đoàn 932 tổ chức hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm...



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->