Các điểm nổi bật của Nghị quyết 193 bao gồm:
- Mở rộng đối tượng áp dụng: Không chỉ áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong nước mà còn cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực KH, CN tại Việt Nam.
- Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp (DN): Cho phép các tổ chức khoa học công lập, trường đại học được thành lập DN để thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
- Miễn trách nhiệm trong nghiên cứu: Các nhà khoa học được miễn trách nhiệm nếu kết quả nghiên cứu không như dự kiến, giúp khuyến khích nghiên cứu mạo hiểm.
- Cấp kinh phí theo cơ chế quỹ: Ưu tiên cấp kinh phí thông qua các quỹ phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN).
- Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng: Cho phép các tổ chức tự chủ sử dụng kinh phí, điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp.
- Quyền sở hữu kết quả nghiên cứu: Các tổ chức được sở hữu kết quả nghiên cứu mà không cần thực hiện thủ tục hành chính phức tạp.
- Thương mại hóa kết quả nghiên cứu: Cho phép các tổ chức tự quyết định trong việc sử dụng tài sản từ kết quả nghiên cứu.
- Ưu đãi về thuế: Các khoản tài trợ, chi phí cho nghiên cứu được khấu trừ thuế, thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ khoa học được miễn thuế thu nhập cá nhân.
- Hỗ trợ CĐS: Sử dụng ngân sách trung ương để phát triển các nền tảng số dùng chung, cho phép chỉ định thầu các dự án chuyển đổi số.
- Hỗ trợ phát triển hạ tầng công nghệ: Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp triển khai mạng 5G, phát triển cáp viễn thông quốc tế, và sản xuất chip bán dẫn. |