Sức khỏe [ Đăng ngày (25/05/2024) ]
Đánh giá hiệu quả của afatinib trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR
Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do bệnh lý ác tính trên toàn cầu. Theo GLOBOCAN 2020, tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ 2 về cả tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư.

Ảnh minh họa

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Afatinib đã được chỉ định điều trị đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR trong 5 năm gần đây tuy nhiên chưa có báo cáo đánh giá hiệu quả của điều trị này. Vì vậy, nhóm tác giả Trần Đình Anh (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), Nguyễn Ái Linh (Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá kết  quả điều  trị bước 1 ung thư phổi không  tế bào  nhỏ giai đoạn muộn có đột  biến EGFR bằng afatinib.

Nghiên cứu thực hiện trên 34 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn có đột biến EGFR đã được điều trịafatinib tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2021.

Kết  quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ đột biến Del19 và L585R lần lượt là 44,1% và 20,6%; giai đoạn IVB chiếm tỷ lệ cao nhất (70%), có 1 bệnh nhân được chẩn đoán tái phát. Tại  thời điểm sau 8-12 tuần, tỷl ệđáp ứng toàn bộ đạt 76,5%, bệnh giữ nguyên  chiếm 20,6% và 2,9%  bệnh tiến triển. Trung vị thời gian sống thêm  bệnh  không tiến triển (PFS) đạt 12,0  ±  3,1 tháng (5,9-18,0 tháng). Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi được  phân  tích với  các yếu tốliên quan như tình trạng đột biến gen, liều khởi đầu, liều điều chỉnh và liều tối ưu của afatinib. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là ban mụn (35,3%), viêm móng (35,3%) và tiêu chảy  (32,4%).

Thông qua nghiên cứu có thể kết luận, điều trị bước 1 bằng afatinib cho thấy hiệu quả tốt trên các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển (IIIC,IV) có đột biến EGFR, giúp kéo dài thời gian sống thêm bệnh không tiến triển, tăng tỷ lệ đáp ứng hơn nữa tác dụng không mong muốn có thể được quản lý tốt.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Việt Nam năm 2024, tập 538 (số 3).

Pcmy tổng hợp
Theo Tạp chí Y học Việt Nam, năm 2024, tập 538 (số 3).
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Dinh dưỡng  
   
Tư vấn  
 
9 loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên ăn sau phẫu thuật hoặc bị ốm
Chấn thương thể chất hoặc tình cảm có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người theo các cách khác nhau. Dù là tiểu phẫu hay một trái tim tan vỡ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống cân bằng giàu thực phẩm có tác dụng chữa bệnh sẽ rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe.


 
Khỏe đẹp  
 


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->