Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (17/05/2024) ]
Tổng quan về ấu trùng ruồi lính đen: Triển vọng đa chiều trong quản lý chất thải hữu cơ, nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi và phân bón cho cây trồng
Nghiên cứu: “Tổng quan về ấu trùng ruồi lính đen: Triển vọng đa chiều trong quản lý chất thải hữu cơ, nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi và phân bón cho cây trồng” do nhóm tác giả: Lưu Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Nhiên thực hiện.

Ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 đến mọi mặt của nền kinh tế trong đó có nông nghiệp là điều không thể phủ nhận. Sự thiếu hụt trong tương lai đối với ngô, gạo, lúa mì và đậu tương ước tính lần lượt là 67, 42, 38 và 55% (Ray & cs., 2013). Dân số suy dinh dưỡng tang khoảng 805 triệu ở các nước đang phát triển, điều này có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát các bệnh địa phương, quốc gia và toàn cầu cao hơn (Tomberlin & cs., 2002). Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn thức ăn và thức ăn mới có chứa nhiều đạm và các axit amin thiết yếu, axit béo và vi chất dinh dưỡng (canxi, sắt, kẽm) cho vật nuôi trở nên cấp thiết.

Ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) thuộc họ ruồi đen (Stratiomyidae) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và nơi có nhiệt độ ấm thuộc châu Mỹ. Kể từ những năm 1940, cùng với sự phát triển giao thương giữa các nước mà loài ruồi lính đen này phân bõ" ở nhiều vùng trên trái đất (Makkar & cs., 2014).Âu trùng ruồi lính đen được coi là loài vô hại (Rozkosny, 1982). Âu trùng đóng vai trò tương tự như giun quế, giúp phân hủy các chất hữu cơ, trả lại các chất dinh dưỡng về đất. Loài ruồi này không tìm cách vào nhà, quán ăn, mà chúng sống cách biệt với con người. Ruồi lính đen trưởng thành sống và đẻ trứng dựa vào lượng chất béo được tích tụ từ giai đoạn phát triển ấu trùng (Nagakura & cs., 1991). Đặc điểm sinh học này lý giải tại sao hầu như ít ai thấy ruồi lính đen tại Việt Nam ngay cả khi chúng hiện diện trong khu vực dân cư sinh sống, cả thành thị và nông thôn. Ruồi lính đen đã được nghiên cứu về khả năng chuyển đổi chất thải hữu cơ tạo nguồn đạm chất lượng cao, kiểm soát một số vi khuẩn và côn trùng gây hại, cung cấp các tiền chất hóa học tiềm năng để sản xuất dầu diesel sinh học và cung cấp nguồn dinh dưỡng giá trị cao sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (Tomberlin & cs., 2002). Giá trị dinh dưỡng của ấu trùng ruồi lính đen đã được thảo luận, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố sinh học và phi sinh học lên cả thành phần cơ thể và hoạt động của ấu trùng. Mục đích của bài viết này là làm sáng tô một số đặc điểm sinh học của ruồi lính đen, vai

trò của nó trong quản lý chất thải thân thiện với môi trường và tiềm năng của nó đối với một số động vật nuôi như cá, gia cầm... cũng như ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.

Bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã làm ngành chăn nuôi Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ giá đầu ra của sản phẩm bị giảm mạnh, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào lại tăng cao gây nhiều khó khăn cho hoạt động tái sản xuất. Để giảm thiểu áp lực bền vững thì côn trùng hoặc ấu trùng của chúng có thể là nguồn đạm thay thế đầy hứa hẹn. Kết quả tổng hợp thông tin, số liệu từ các nghiên cứu trước cho thấy ấu trùng ruồi lính đen có khả năng chuyển đổi chất thải hữu cơ tạo nguồn đạm chất lượng cao, kiểm soát một số vi khuẩn và côn trùng gây hại, cung cấp các tiền chất hóa học tiềm năng để sản xuất dầu diesel sinh học và cung cấp nguồn dinh dưỡng giá trị cao sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn, bài tổng quan này nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về các đặc điểm sinh học của ruồi lính đen, vai trò của nó trong quản lý chất thải thân thiện với môi trường; tiềm năng trong chăn nuôi cá, gia cầm và các ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam, cũng như dịch thủy phân làm phân bón cho cây trồng.

Ấu trùng ruồi lính đen có thể được nuôi trên hầu hết các chất hữu cơ và có thể được sử dụng làm nguồn thức ăn chăn nuôi, sản xuất dầu biodiesel đồng thời còn mang lại giá trị kinh tế. Trước những ưu điểm vượt trội của ruồi lính đen trong xử lý chất thải và ứng dụng các sản phẩm từ ruồi lính đen trong đời sống con người nói trên mà ruồi lính đen được nghiên cứu và nuôi trên quy mô công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu về ruồi lính đen chưa nhiều. Trong thực tế, đã có một số cơ sở tiến hành nhân nuôi và sử dụng loài ruồi này, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh và thành phố phía Nam. Việc nhân nuôi ruồi lính đen là một thách thức vì mặc dù có nhiều nghiên cứu về các chủ đề khác nhau liên quan đến ảnh hưởng của các yếu tố sinh học và phi sinh học đối với sinh học ấu trùng của nó không chỉ ở các vùng nhiệt đới mà còn ở các vùng ôn đới, nhưng vẫn có rất ít thông tin về cách các yếu tố này ảnh hưởng đến các giai đoạn trưởng thành của ruồi lính đen, chẳng hạn khả năng giao phối, kích thước trứng và khả năng sinh sản. Điều thứ hai là phải nghiên cứu tất cả các đặc điểm lịch sử cuộc đời để hiểu đầy đủ ảnh hưởng của chất lượng thức ăn đới với cơ thể ấu trùng và đặc biệt là cần có nghiên cứu về tác động đến môi trường và đa dạng sinh học của Việt Nam.

Mặc dù đã có những khảo sát hoặc nghiên cứu về khả năng sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho vật nuôi, thủy sản và phân bón cho cây trồng, nhưng cũng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đảm bảo tính an toàn trong việc sử dụng sinh khối của chúng cũng như không có khả năng lây truyền mầm bệnh. Bên cạnh chất lượng dinh dưỡng, các khía cạnh khác như tính an toàn của sản phẩm và khả năng chế biến cũng rất quan trọng để sử dụng ấu trùng ruồi lính đen trong các công thức thức ăn chăn nuôi trong tương lai. Cần phải nghiên cứu thêm để đánh giá khả năng sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn bổ sung hoặc là nguồn cung cấp đạm chính trong khẩu phần ăn thương mại. Và cần có nhiều nghiên cứu và phát triển hơn nữa về việc ứng dụng ruồi lính đen trong nông nghiệp, xử lý chất thải, xác định giá trị và tiềm năng của chúng

ntdinh
Theo Tạp chí khoa học và nông nghiệp, số 5/2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->