Bệnh giả dại ở lợn có triệu chứng lâm sàng rất đa dạng: rối loạn hô hấp, triệu chứng thần kinh, rối loạn sinh sản, với tỷ lệ chết cao, đặc biệt là ở lợn con theo mẹ (Pomeranz & cs., 2005; Bo & Li, 2022). Cho đến nay, bệnh vẫn lưu hành ở nhiều nước chăn nuôi lợn trên thế" giới, đặc biệt là vùng chăn nuôi với mật độ cao như châu Mỹ La Tinh và châu Á (Muller & cs., 2011). Ở Việt Nam, bệnh giả dại được thông báo xuất hiện từ những năm 1980 ở một số tỉnh miền Nam (Lê Hồng Phong, 1996). Trước những năm 2000, có hai công trình nghiên cứu về bệnh giả dại, trong đó các tác giả đã làm rô vai trò của PRV trong Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn ở miền Bắc và miền Nam và đã phân lập, giám định một số đặc tính sinh học của PRV (Vũ Ngọc Chiêu, 1994; Lê Hồng Phong, 1996). Kết quả xét nghiệm mẫu thu thập trong khoảng các năm từ 1999-2003 ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục khẳng định sự hiện diện của PRV trên đàn lợn (Kamakawa & cs., 2006). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít những công bố khoa học liên quan đến virus gây bệnh giả dại ở Việt Nam. Do đó, khảo sát đặc tính sinh học, sinh học phân tử của virus là cần thiết, không chỉ nhằm cập nhật thông tin về PRV tại Việt Nam giai đoạn hiện nay, mà còn hướng tới ứng dụng trong chẩn đoán và sản xuất vacxin phòng bệnh
Bệnh giả dại đã được biết đến ở Việt Nam từ lâu và hiện vẫn đang là một trong những bệnh được người chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Mặc dù đã xuất hiện thêm biến chủng của virus ở nhiều nước trên thế giới từ năm 2010, nhưng lại có rất ít thông tin về bệnh và virus lưu hành ở nước ta cho đến nay. Nghiên cứu này nhằm góp phần làm rõ một số đặc tính sinh học và sinh học phân tử cơ bản của chủng phân lập PRV.PT.001. Chủng phân lập thích nghi nhanh, gây bệnh tích thể hợp bào điển hình trên môi trường tế bào Vero và đạt hiệu giá tương đối cao sau 7 lần tiếp đời (106,58 TCID50/ml). Chủng phân lập mang đặc điểm chung của virus gây bệnh giả dại: độc với thỏ và lợn con, gây bệnh tích ổn định ở hệ hô hấp và phân bố rộng rãi ở nhiều cơ quan nội tạng. Về đặc điểm di truyền, chủng PRV.PT.001 thuộc genotype 2, mang đặc trưng đột biến thêm - xóa của genotype này ở 3/4 glycoprotein bề mặt được khảo sát (gB, gC, gD); nhưng có đặc trưng đột biến thêm - xóa của genotype 1 ở glycoprotein gE.
Kết quả cho thấy chủng virus bắt đầu gây bệnh tích tế" bào (CPE) từ đời nuôi cấy thứ 2 (đường nét đứt màu đỏ). Quan sát thấy thay đổi về kiểu CPE: đời 2-4 chủ yếu là hiện tượng từng tế bào co tròn, nổi trên thảm tế bào; từ đời thứ 5 trở đi, CPE chủ yếu là hiện tượng hợp bào với nhiều nhân (khoanh tròn, hình 1). PRV được biết có khả năng phát triển trên nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào Vero (Katayama & cs., 1998). Các chủng virus hoang dại có thể gây ra CPE là thể hợp bào trên tế bào thận bò, khỉ, chó, mèo,... nhưng lại hình thành CPE dưới dạng tế" bào co tròn trên môi trường tế" bào thận lợn (Katayama & cs., 1998). Đối với chủng PRV.PT.001, sau vài đời thích nghi trên tế" bào Vero, virus đã gây CPE điển hình là thể hợp bào. Ớ một nghiên cứu khác, các chủng phân lập có độc lực cao đều tạo ra thể hợp bào (Bitsch, 1980). Kết hợp đặc điểm kể trên với thông tin chủng virus được phân lập từ não lợn con theo mẹ có triệu chứng thần kinh, có thể dự đoán PRV.PT.001 là chủng độc lực cao. Khả năng phát triển trên tế bào Vero của chủng PRV.PT.001 còn phản ánh thông qua hiệu giá virus ở mỗi lần tiếp đời
Kết quả khảo sát trong 7 lần tiếp đời, nhận thấy hiệu giá virus tăng sau lần tiếp đời thứ 2 và có xu hướng ổn định (chênh lệch hiệu giá trung bình giữa hai lần tiếp đời gần nhau không quá 1 độ pha loãng). Hiệu giá trung bình ở đời 7 xác định được là 106,58 TCID50/ml. Những nghiên cứu trước đây cho thấy đây cũng là khoảng hiệu giá của chủng PRV mới thích nghi trên môi trường tế bào (Wu & cs., 2020). Ớ những lần tiếp đời cao (50, 91 hoặc 120 đời) PRV được biết nhân lên tốt hơn và cho hiệu giá từ
108 TCID50/ml trở lên tại thời điểm 36 giờ sau gây nhiễm (Ye & cs., 2018). Do vậy, trong trường hợp hội đủ điều kiện để phát triển thành chủng giống vacxin, có thể nâng cao hơn hiệu giá chủng PRV.PT.001
Đặc tính sinh học và sinh học phân tử cơ bản của chủng phân lập PRV.PT.001 đã được xác định trong nghiên cứu này: (1) virus gây bệnh tích điển hình là thể hợp bào trên môi trường tế bào Vero, đạt hiệu giá 106,58 TCID50/ml, độc với thỏ và lợn với khả năng phân bố ở nhiều nội quan; (2) chủng phân lập mang đặc điểm di truyền của virus thuộc genotype 2. |