Tự nhiên [ Đăng ngày (23/03/2024) ]
Tổng quan vai trò kháng thể kích thích tuyến giáp thyroid smulang immunoglobulin (TSI) ở bệnh nhân cường giáp Basedow
Basedow là bệnh lý tuyến giáp do nguyên nhân miễn dịch, đặc trưng bởi cường chức năng tuyến giáp do xuất hiện các tự kháng thể lưu hành trong máu kích thích tế bào nang giáp làm tăng cường tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp vào máu gây nên các biểu hiện nhiễm độc giáp trên lâm sàng.

Ở Việt Nam, Basedow chiếm khoảng 2.6% các bệnh nội khoa điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và chiếm 45.8% các bệnh nội tiết. Theo tài liệu hướng dẫn Quản lý bệnh Basedow của Hiệp hội Tuyến giáp châu Âu ETA(European Thyroid Associaon) đã chỉ ra rằng xét nghiệm định lượng nồng độ TSI giúp thời gian chẩn đoán nhanh hơn 46% và ết kiệm 47% chi phí điều trị. Gần đây, nghiên cứu của Xinqi Cheng và CS đã chứng minh rằng khả năng chẩn đoán lâm sàng của xét nghiệm miễn dịch TSI để chẩn đoán bệnh cường giáp Basedow rất giống với xét nghiệm miễn dịch TRAb. Xét nghiệm  TSI có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh cường giáp Basedow ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay xét nghiệm TSI chưa được nghiên cứu nhiều trên bệnh Basedow, và câu hỏi đặt ra rằng TSI có thể thay thế cho TRAb trong chẩn đoán, theo dõi điều trị và ên lượng sự tái phát bệnh hay không vẫn còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu. Vì thế, bài tổng quan của chúng tôi nhằm mục đích khái quát về vai trò của xét nghiệm tự kháng thể kháng thụ thể tuyến giáp TSI trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh cường giáp Basedow. Giúp cho các bác sĩ lâm sàng có  thêm dấu ấn mới trong công tác chẩn đoán và cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân cường giáp Basedow.

Định nghĩa, danh pháp:

Basedow là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp với bướu giáp phì đại lan tỏa do tăng ết quá nhiều hormon tuyến giáp vào trong máu, sự bài ết quá nhiều hormon Triiodothyronin (T) và Tetraiodthyronon (T) quá mức so với 34nhu cầu của cơ thể gây ra tình trạng nhiễm độc hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan bao gồm hệ thống tim mạch, đường tiêu hóa. Bệnh Basedow là bệnh lý nội tiết thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc ở nữ lớn hơn nam. Trên thế giới, tỷ lệ bệnh Basedow là 0.14%.

Cơ chế bệnh sinh:

Từ khi phát hiện ra bệnh Basedow cho tới nay đã có nhiều nghiên cứu và giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow. Hiện nay, dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là trong miễn dịch học, người ta nhận thấy bệnh là do cơ chế tự miễn dịch. Bệnh lý tuyến giáp do nguyên nhân miễn dịch được xem là bệnh tổng hợp của nhiều yếu tố nội tiết như tuổi, giới, yếu tố môi trường và do gen. Sự xâm nhập của các tế bào miễn dịch vào tuyến giáp là một đặc điểm của bệnh tự miễn tuyến giáp dẫn đến hoạt hóa các phản ứng miễn dịch thể dịch và phản ứng miễn dịch tế bào. Đa số các tác giả đều cho rằng đây là một rối loạn tự miễn dịch cơ quan đặc hiệu với sự xuất hiện của kháng thể kháng thụ thể ếp nhận TSH.


Sinh bệnh học của bệnh Basedow

Do sự thiếu hụt của các cơ quan đặc hiệu về chức năng tế bào lympho T ức chế (T suppressor - Ts), các yếu tố về môi trường như stress, nhiễm khuẩn, thuốc,... có thể là nguyên nhân giảm số lượng và chức năng Ts làm thiếu hụt tế bào lympho T ức chế cơ quan đặc hiệu, kết quả là giảm sự ức chế các quần thể của tế bào lympho T hỗ trợ trực ếp cơ quan tuyến giáp (Th - T helper). Các lympho T hỗ trợ đặc hiệu này khi có mặt các monocyte và kháng nguyên đặc hiệu một mặt sản xuất ra -interferon (IFN), mặt khác kích thích lymphocyte B đặc hiệu sản xuất ra kháng thể kích thích tuyến giáp TSI. TSI tăng tổng hợp hormon tuyến giáp và làm tăng khả năng trình diện kháng nguyên tuyến giáp, IFN là nguồn gốc của hiện tượng trình diện kháng nguyên HLA-DR trên bề mặt tế bào tuyến giáp, tác dụng này sẽ tăng lên nhờ TSI và TSH. Kết quả là các tế bào tuyến giáp trở thành các tế bào trình diện kháng nguyên, vì vậy sẽ tham gia vào kích thích tế bào lympho T hỗ trợ đặc hiệu duy trì quá trình bệnh.

Cơ chế sinh lý bệnh chính là làm thay đổi nh kháng nguyên, trình diện tự kháng nguyên lên bề mặt tế bào tuyến giáp, kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra tự kháng thể kháng thụ thể tuyến giáp Thyroid Receptor Anbody (TRAb). TRAb là thuật ngữ chung chỉ 3 loại tự kháng thể xuất hiện trong bệnh Basedow là: Thyroid Smulang Anbody (TSAb) - kháng thể kích thích tuyến giáp, Thyroid Blocking Anbody (TBAb) - kháng thể ức chế tuyến giáp và Thyroid Neutral Anbody (TNAb) - kháng thể không ảnh hưởng chức năng của tuyến giáp. Trong bệnh Basedow có sự xuất hiện của kháng thể kích thích TSAb, thúc đẩy tuyến giáp sản xuất nhiều hormone giáp. Chính vì tác dụng đó, nên TSAb còn có tên gọi khác là TSI (Thyroid Smulang Immunoglobulin). Cả TSI và TRAb đều có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh cường giáp Basedow. Tuy nhiên, TSI là một xét nghiệm đặc hiệu, tốt hơn TRAb. TSI chỉ đo các kháng thể kích thích, trong khi TRAb đo cả kháng thể kích thích và kháng thể ức chế tuyến giáp.

lttsuong
Theo Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Số 20 - 11/2022
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
   

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->