Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (23/03/2024) ]
Khảo sát hiện trạng canh tác và một số đặc tính hóa học và sinh học đất trồng dừa tại một số huyện thuộc tỉnh Bến Tre
Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất với 69.000 ha, cung cấp khoảng 570.000 tấn/năm. Hầu hết các vườn dừa đều trên 20 năm tuổi, được nông dân canh tác theo phương pháp độc canh.

Ảnh minh họa.
Người dân đã sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng phân bón hữu cơ dẫn đến việc gây ra mất cân bằng sinh thái đất, ô nhiễm môi trường, lợi nhuận thấp và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hiện nay, các nghiên cứu về sự suy thoái các đặc tính đất, đặc biệt là các đặc tính sinh  học đất vườn dừa canh tác theo phương pháp truyền  thống, sử dụng  nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, từ đó so sánh với nhóm vườn dừa được canh tác theo hướng hữu cơ còn rất ít được thực  hiện. Vì vậy, nghiên cứu được nhóm tác giả Nguyễn Khởi Nghĩa, Nguyễn Hửu Thiện, Võ Duyên Thảo Vy và Nguyễn Thành Tới (Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng canh tác và đánh giá một số đặc tính hóa học và sinh học đất canh tác dừa theo hướng hữu cơ và truyền thống tại 4 huyện của tỉnh Bến Tre.

Nghiên  cứu được thực hiện với 24 hộ có tuổi dừa trên 20 năm, trong đó 12 hộ canh tác theo hướng hữu cơ (hạn chế tối đa sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo  vệ  thực vật) tại  huyện Mỏ Cày Nam và 12 hộ canh tác theo phương pháp truyền thống (có sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên) tại huyện Mỏ Cày Bắc để thu thập mẫu đất, phân tích và so  sánh các đặc tính hóa học và sinh học đất của 2 nhóm vườn dừa vào tháng 02 năm 2023.

Các chỉ tiêu về kỹ thuật canh tác, pH, EC, mật số vi sinh vật và hoạt độ enzyme dehydrogenase trong đất được thu thập. Kết quả cho thấy, hầu hết các nông dân canh tác dừa có kinh nghiệm từ 10 đến 70 năm, phần lớn nông dân (59,5%) đã chuyển đổi mô hình canh tác dừa sang hướng hữu cơ, nhưng một bộ phận nông dân vẫn còn thói quen sử dụng phân bón hóa học và thuốc hóa học, gây mất cân bằng sinh thái. Kết quả cũng cho thấy nhóm vườn canh tác theo hướng hữu cơ có hoạt độ enzyme dehydrogenase của vi sinh vật đất cao hơn nhóm vườn canh tác theo hướng truyền thống.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Tập 60, Số1B (2024).

pcmy
Theo Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú xuất phát từ u quái giáp và cách tiếp cận liên chuyên khoa
Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú xuất phát từ u quái giáp (PTC) là một thể bệnh lâm sàng cực kỳ hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán, phương pháp điều trị còn nhiều điều chưa rõ ràng do sự thiếu hụt về cơ sở dữ liệu. Trần Nhật Huy - Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận một ca lâm sàng về thể bệnh này và cho thấy sự hiệu quả của việc phối hợp các chuyên khoa khác nhau nhằm đạt được sự tối ưu trong việc quản lý và điều trị cho bệnh nhân.


Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->