Sức khỏe
[ Đăng ngày (29/05/2023) ]
|
Mối liên quan giữa đặc điểm người bệnh sống sót sau đọt quỵ não và nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc
|
|
Nghiên cứu do tác giả Lê Thị Trang, Võ Thị Ngọc Hà, Phạm Thị Thúy - Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm người bệnh sống sót sau đột quỵ não và nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc người bệnh.
|
Giáo dục sức khỏe là vấn đề quan trọng đối với người bệnh đột quỵ và người chăm sóc của họ. Giáo dục sức khỏe hiệu quả tạo điều kiện cho người bệnh phục hồi thông qua việc tăng cường động lực sống và khả năng thích ứng với tình trạng mới, giảm bớt lo lắng, điều chỉnh tốt hơn với cuộc sống có những thay đổi sau đột quỵ, tăng chất lượng cuộc sống, tăng sự hài lòng với bản thân, giảm đột quỵ tái phát và cải thiện sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Trong khi đó một số yếu tố liên quan đến nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc đã được nghiên cứu lại rất hạn chế. Theo nghiên cứu của Kaseke, thời gian nằm viện của người bệnh có liên quan đến nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc. Những người chăm sóc người bệnh có thời gian chăm sóc càng lâu thì họ có thể trở nên quen thuộc hơn với các hoạt động chăm sóc người bệnh, thích nghi được với tình trạng thay đổi bệnh tật của người bệnh. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy mức độ độc lập của người bệnh có liên quan đến nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc. Kết quả nghiên cứu của Tsai, Hoàng Thị Lan Anh và Farahani cho thấy mức độ phụ thuộc của người bệnh càng cao thì nhu cầu được giáo dục sức khỏe của người chăm sóc càng cao. Vì vậy việc đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm người bệnh và nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc sẽ cung cấp thêm thông tin tin cậy, làm cơ sở để can thiệp giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc người bệnh đột quỵ sau này. Do đó, nghiên cứu “Mối liên quan giữa đặc điểm người bệnh sống sót sau đột quỵ não và nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc” được thực hiện với mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm người bệnh sống sót sau đột quỵ nào và nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc người bệnh. Đối tượng nghiên cứu người chăm sóc cho người bệnh đột quỵ não điều trị nội trú tại Trung tâm Đột quỵ thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền đã soạn sẵn, Người nghiên cứu phát phiếu khảo sát cho người chăm sóc đồng ý tham gia nghiên cứu, đọc và trả lời câu hỏi. Người nghiên cứu đánh giá đặc điểm người bệnh và mức độ độc lập của người bệnh. Kết quả Mức độ độc lập của người bệnh có liên quan nghịch với nhu cầu giáo dục sức khỏe tại thời điểm xuất viện của người chăm sóc (r = -0,26, p < 0,05).
Mức độ độc lập của người bệnh có liên quan đến nhu cầu giáo dục sức khỏe của người chăm sóc. Với những người bệnh sống sót sau đột quỵ não có nhiều di chứng, ảnh hưởng tới các chức năng sinh hoạt, vận động, di chuyển thì hoạt động giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc trực tiếp cần phải được quan tâm đầy đủ hơn. |
ltnanh
Theo Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Số 58/2023 |