Sức khỏe [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
Khảo sát tác dụng lợi tiểu của cao chiết từ lá bìm bịp (CLINACANTHUS NUTANS, HỌ ÔRÔ (ACANTHACEAE) trên chuột nhắt trắng
Nghiên cứu do tác giả Ngô Thị Nga, Nguyễn Thị Thương, Lê Thị Bích Thùy, Nguyễn Thanh Thảo, Hoàng Thị Hoàng Sa-Trường Đại học Kỹ Thuật Y-Dược Đà Nẵng nghiên cứu đánh giá tác dụng lợi tiểu của cao chiết từ lá bìm bịp (CLINACANTHUS NUTANS, HỌ ÔRÔ (ACANTHACEAE) trên chuột nhắt trắng.

Trên nền thế  mạnh về  nguồn tài nguyên dược liệu, nhân dân các nước đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu  đời  trong việc sử dụng các loại cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của dược liệu thì ngoài việc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, rất cần có các nghiên cứu để chứng minh hiệu quả  cũng như tính an toàn của dược liệu, làm bằng chứng khoa học để  sử dụng chúng trong phòng và điều trị  bệnh. Bên cạnh đó, người dân hiện nay đang có xu hướng  ưa thích sử dụng các loại thuốc có nguồn tự  nhiên nhưng vẫn còn e ngại việc chế biến phức  tạp như sắc, rang, hãm… Do vậy, việc nghiên cứu tác dụng  và độc tính của các loại thảo dược, từ  đó đưa vào sản xuất để  bào chế  ra các dạng thuốc như viên nén, viên nang, siro, cao thuốc… từ dược liệu có thể là một hướng đi thích hợp của ngành Dược nước ta hiện nay. Cây bìm bịp còn có tên gọi khác là cây xương  khỉ, cây mảnh cộng, là một loài cây nhỏ, mọc trườn thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Cây được tìm thấy ở các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi hoặc có thể được trồng. Theo đông y, cây có tác dụng điều kinh, tiêu thủng, khử  ứ, giảm đau, liền xương.  Tại các nước Đông Nam Á, người dân thường sử dụng lá bìm bịp để điều trị các chứng khó tiểu, tiểu ít.  Trong một khảo sát về tình hình sử dụng cây cỏ làm thuốc điều  trị bệnh tại Singapore, cây bìm bịp cũng được dùng để lợi tiểu, hạ huyết áp.  Theo Võ Văn Chi trong sách “Cây thuốc An Giang”, toàn thân dược liệu này có tác dụng tiêu phù. Đối tượng nghiên cứu cao chiết nước và cồn 700 từ lá bìm bịp. Nguồn nguyên liệu lá bìm bịp (Clinacanthus nutans) được thu hái tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vào tháng 11/2020. Phương pháp Đo thể tích nước tiểu chuột sau 1, 2, 3, 4, 5,24 giờ. Phân tích chất điện giải nước tiểu 24 giờ. Kết quả Thể tích nước tiểu của chuột  uống các cao lá bìm bịp tăng sau 5 giờ (p<0,05).  Nồng độ Na+ và Cl nước tiểu 24 giờ tăng có ý nghĩa ở chuột uống các cao lá bìm bịp (p<0,05). Nồng độ K+nước tiểu 24 giờ ở lô cao cồn 2000 mg/kg thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với lô furosemid 10 mg/kg.

Cao nước và cao cồn bìm bịp được xếp vào nhóm 6 (gần như không độc) theo bảng phân loại độc tính cấp theo giá trị LD50 của Bộ Y tế. Cao nước liều 2000mg/kg và cao cồn  liều 1000 và 2000mg/kg từ CNL làm tăng thể tích nước tiểu và tăng đào thải muối (Na+, Cl). Cao cồn liều 2000mg/kg làm giảm tác dụng phụ hạ K+huyết so với furosemid.

ltnanh
Theo Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Số 58/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Dinh dưỡng  
   
Tư vấn  
 
9 loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên ăn sau phẫu thuật hoặc bị ốm
Chấn thương thể chất hoặc tình cảm có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người theo các cách khác nhau. Dù là tiểu phẫu hay một trái tim tan vỡ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống cân bằng giàu thực phẩm có tác dụng chữa bệnh sẽ rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe.


 
Khỏe đẹp  
 


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->