Phát triển xanh [ Đăng ngày (20/05/2023) ]
Ứng dụng GIS và chuỗi MARKOV để dự báo biến động sử dụng đất tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Biến động sử dụng đất ngoài việc là một động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế thì còn là một trong những nguyên nhân chính làm biến đổi môi trường toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, bao gồm việc chuyển từ đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, một phần đất nông nghiệp lại xây dựng thành khu dân cư, mở rộng đô thị... Do đó việc xác định được thực trạng, xu hướng biến động, các nguyên nhân và dự báo sự thay đổi sử dụng đất trong tương lai có vai trò rất quan trọng. Một số phương pháp nghiên cứu khác như công nghệ GIS (Geographic Information System) là một công nghệ rất phổ biến hiện nay được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trongcông tác quản lý đất đai. Các nghiên cứu về biến động sử dụng đất thông qua việc ứng dụng công nghệ GIS.

Thu thập dữ liệu hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong hai năm 2015 và 2020. Mục tiêu của bài báo này là đánh giá sự biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2015 -2020 và dự báo biến động sử dụng đất đến năm 2025, 2030 tại huyện Phú Vang.

Nghiên cứu này đã sử dụng công nghệ GIS để tạo bản đồ biến động của 8 loại đất chính và sau đó, chuỗi Markov được sử dụng để dự báo biến động sử dụng đất đến năm 2025 và 2030. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2015 -2020 sự biến động diện tích sử dụng đất chủ yếu là giảm diện tích đất chưa sử dụng để chuyển sang các loại đất như: đất phi nông nghiệp khác, đất ở và đất nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nhu cầu sinh sống và xu hướng phát triển thủy sản của huyện Phú Vang. Thông qua việc ứng dụng mô hình Markov, nghiên cứu đã xác định xu hướng biến động diện tích trong dài hạn và thực tế dự báo được diện tích sử dụng đất của huyện Phú Vang đến năm 2030 mang tính khả thi với độ chính xác của mô hình dự báo là 84,62%. Kết quả dự báo cho thấy diện tích một số loại đất đến năm 2030 tiếp tục có xu hướng giảm như đất sản xuất nông nghiệp giảm về 8544,39 ha; đất lâm nghiệp giảm về 1137,74 ha, đất chưa sử dụng giảm về 414,96 ha để đáp ứng xu hướng tăng một số loại đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế -xã hội, bao gồm diện tích đất ở lên 1380,41 ha và tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản lên 1604,35 ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy được phương pháp sử dụng mô hình Markov trong dự báo biến động diện tích đất đai có thể áp dụng phục vụ cho các công tác quy hoạch, dự báo trong tương lai.

tnttrang
Theo tapchidhnlhue.vn (Tập7 Số 1/2023)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->