Hoạch định chiến lược được chia thành 5 loại, gồm:
1. Hoạch định chiến lược Marketing
Hoạch định các chiến lược Marketing là quá trình xây dựng chiến lược Marketing và xác định các biện pháp cụ thể vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Mục đích của việc hoạch định là xác lập, duy trì và phát triển các đơn vị kinh doanh, các sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận.
2. Hoạch định chiến lược PR
Hoạch định các chiến lược PR là một tiến trình trình bày những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được; những cách thức và nguồn lực cần phải có để thực hiện mục tiêu đó; lộ trình và các bước triển khai trong từng nội dung và giải pháp tiến hành.
3. Hoạch định chiến lược bán hàng
Hoạch định các chiến lược bán hàng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Một chiến lược bán hàng phù hợp sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Bạn tập trung bán các sản phẩm gì? Bạn bán sản phẩm như thế nào? Bạn sử dụng những công cụ nào để bán sản phẩm?
4. Hoạch định chiến lược kinh doanh
Hoạch định chiến lược kinh doanh là quy trình quản lý được sử dụng để tạo ra một kế hoạch dài hạn cho tương lai của doanh nghiệp. Các tổ chức sử dụng quy trình này để xác định mục tiêu, các chiến lược cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó và sử dụng hệ thống quản lý hiệu suất nội bộ để giám sát, đánh giá tiến độ công việc.
5. Hoạch định chiến lược nhân sự
Hoạch định các chiến lược nhân sự là công việc đặt ra mục tiêu và các kế hoạch cần thực hiện. Những kế hoạch này bao gồm các chính sách và hoạt động nguồn nhân lực được thiết kế cho các nhóm công việc cụ thể, nhằm đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của công việc.
|