Môi trường [ Đăng ngày (14/01/2011) ]
2011: Năm “Sức khoẻ của rừng”
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố lấy năm 2011 là “Năm của rừng”. Đây là một tin vui đối với các nhà hoạt động môi trường trên khắp thế giới.

LHQ quyết định lấy năm 2011 làm “Năm của rừng” để nâng cao nhận thức cho toàn thế giới về việc cần thiết phải chăm lo đến “sức khoẻ” của rừng các loại, nơi chiếm một tổng diện tích là 31% lục địa. “Năm của rừng” sẽ chính thức được mở ra từ ngày 24/1 tại Diễn đàn Liên Hợp Quốc tại New York.

Rừng trên thế giới là nơi bảo vệ mội loài sinh vật trên hành tinh. Giữ gìn rừng cho thật tốt sẽ giúp nhân loại thực hiện được một số mục tiêu quan trọng nhất của mình: Giảm đói nghèo, hạn chế quá trình biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Liên đoàn Bảo vệ Thiên nhiên quốc tế tuyên bố:

"Rừng 2011 là một ngày hội toàn thế giới, thể hiện vai trò trung tâm của mọi công dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng của chúng ta. Không khí chúng ta thở, lương thực, nước, thuốc thang cần thiết để chúng ta tồn tại, mọi sự sống trên Trái đất, khí hậu hiện tại và tương lai, tất cả đều phụ thuộc vào rừng. Năm 2011 sẽ là năm để toàn thế giới nhận ra tầm quan trọng sống còn của những cánh rừng tươi tốt đến cuộc sống trên Trái đất - đối với tất cả các dân tộc và đối với sự đa dạng sinh học”.

Trong năm 2011, IUCN sẽ nêu bật những biện pháp mới, phát huy những thành công và kinh nghiệm trong việc tổ chức “Năm quốc tế giảm sự phát khí thải do sự phá rừng và làm suy thoái rừng 2010” (gọi tắt là 2010 REDD-plus) đã thực hiện tốt đẹp trong năm qua.

Theo IUCN, rừng là nơi lưu giữ 80% tính đa dạng sinh học của thế giới, nơi sinh sống của 300 triệu người, và cung cấp phương kế sinh nhai (livelihood) cho 1,6 tỷ người, chiếm 1/4 nhân loại.

Rừng chứa nhiều cacbon hơn tổng lượng cacbon trong khí quyển. Giữ gìn và chăm sóc rừng là cách nhanh nhất và có hiệu quả kinh tế nhất để giảm sự phát khí thải toàn cầu. Giảm sự thải khí này trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2200 có thể tiết kiệm được 3,7 nghìn tỷ (trillion) đôla, theo tính toán của IUCN.

Năm "Rừng 2011" là một chiến dịch mới nhất của Liên Hợp Quốc. Năm 2010 là Năm quốc tế về đa dạng sinh học, thi thập kỷ từ 2011 đến 2020 được mệnh danh là “Thập kỷ đa dạng sinh học”.

Tuấn Hà  

Live Science (nthieu)
Theo VietNamNet
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->