Sức khỏe
[ Đăng ngày (08/10/2022) ]
|
Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và sử dụng kháng sinh dự phòng tại các khoa ngoại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2020
|
|
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Đình Bình, Lê Trọng Hiếu, Nguyễn Viết Tứ, Trần Doãn Hiếu, Hoàng Lê Bích Ngọc, Dương Thị Hồng Liên – Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và sử dụng kháng sinh dự phòng tại các khoa ngoại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
|
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) làm tăng việc lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, một vấn đề lớn cho y tế. Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn vết mổvà sử dụng kháng sinh dự phòng tại các khoa ngoại, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế năm 2020. Mô tả cắt ngang 126 trường hợp phẫu thuật sau 48 giờ tại các khoa ngoại chấn thương chỉnh hình – lồng ngực, Thần kinh-Tiết niệu và Ngoại tiêu hóa bệnh viện
Đại học Y Dược Huế. Kết quả Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 6,3%. Tỷ lệ NKVM cao nhất ở khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – lồng ngực (8,5%), tiếp theo là ngoại tiêu hóa (6,6%), khoa ngoại tiết niệu (6,4%) và thấp nhất ở khoa ngoại thần kinh (3,3%). Các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ phân lập được bao gồm Staphylococci, E. coli, Acinetobacter baumannii, Staphylococcus aureus. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng chiếm 74,5%. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng nên lựa chọn loại kháng sinh theo chủng loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến, tính chất kháng thuốc của chúng…đã được nghiên cứu gần nhất tại cơ sở y tế hoặc địa bàn nào đó, màkhông nên sử dụng theo một hướng dẫn chung.
Tỷ lệ NKVM ở mức trung bình, sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật chiếm tỷ lệ khá cao. |
ltnanh
Theo Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Số 45/2022 |