Xã hội-Nhân văn
[ Đăng ngày (26/01/2021) ]
|
Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do nữ làm chủtiếp cận với thị trường quốc tế ở Việt Nam
|
|
Thương mại điện tử(TMĐT)mang lại cơ hội thuận lợi tiếp cận trực tiếp thị trường nước ngoài, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn gặp rào cản trong việc tận dụng những lợi ích doTMĐTđem lại, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ(DNNVSN) do phụ nữ làm chủ.
|
Một nghiên cứu của nhóm tác giả Tạ Minh Thảo và Lê Hương Linh đã tập trung khảo sát về ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp nhỏ vừa và siêu nhỏ do nữ làm chủ ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị có liên quan.
Nghiên cứu này khảo sát 151 DNNVSN từ tháng 1 đến tháng 4/2020 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên và Lâm Đồng nhằm: (i)Rà soát các chính sách khuyến khích ứng dụng TMĐT trong sản xuất - kinh doanh của DNNVSN do phụ nữ làm chủ để đánh giá có sự tiếp cận công bằng hay không của các đối tượng doanh nghiệp này; (ii) Phân tích những hạn chế của DNNVSN do phụ nữ làm chủ khi áp dụng TMĐT, có phân tích so sánh với DNNVSN do nam làm chủ; và (iii) Trên cơ sở phân tích đánh giá đưa ra khuyến nghị chính sách cho thời gian tới.
Từ các kết quả trên, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận và khuyến nghị một số giải pháp để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và DNNVSN do phụ nữ làm chủ nói riêng như sau: DNNVSN do nữ làm chủ vốn ít có tiếng nói trong xã hội. Sự xuất hiện của những doanh nghiệp này không thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng thể hiện hai vấn đề. Trước hết, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cần chủ động có tiếng nói, những hoạt động bài bản nhằm kêu gọi sự chú ý và từ đó giành được quyền lợi của mình trong các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, xã hội. Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý nhà nước cũng cần nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng phát triển TMĐT đối với các DNNVSN do phụ nữ làm chủ. Sự thiếu gắn kết xuất hiện từ cả hai phía (Nhà nước và doanh nghiệp) khiến thông tin về các chương trình, chính sách hỗ trợ, đào tạo chưa tới được DNNVSN do phụ nữ làm chủ. Tăng nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ DNNVSN do phụ nữ làm chủ tham gia TMĐT tại cả Trung ương và địa phương. Hoạt động hỗ trợ DNNVSN tham gia TMĐT tập trung vào đối tượng này là hướng tới đối tượng doanh nghiệp yếu thế trong xã hội, cần phải có sự đầu tư về nguồn lực (nhân lực và tài chính) mới có thể triển khai được các quy định của pháp luật và phát huy được quyền và lợi ích hợp pháp của DNNVSN do phụ nữ làm chủ cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, không rơi vào “bẫy” phân biệt đối xử với các thành phần doanh nghiệp khác.Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, các tổ chức như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề cần quan tâm phối hợp với các cơ quan nhà nước trong các dự án/chương trình để đưa nội dung hỗ trợ DNNVSN do nữ làm chủ tăng cường ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu trong thời gian tới. Sắp tới, để hỗ trợ DNNVSN do nữ làm chủ ở Việt Nam tăng cường năng lực ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu trên thị trường trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu có một số đề xuất: i) Nghiên cứu tiếp cận với một số sáng kiến/chương trình toàn cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp nữ, trong đó lưu ý các sáng kiến/chương trình hỗ trợ áp dụng TMĐT trong sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu; ii) Xây dựng chương trình hỗ trợ cho nhà xuất khẩu là nữ; iii) Triển khai các chương trình đào tạo, hỗ trợ cho DNNVSN do phụ nữ làm chủ ứng dụng TMĐT trực tiếp trong sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu; iv) Xây dựng website doanh nghiệp, tiếp cận sàn TMĐT nước ngoài. |
Vân Anh
Theo Tạp chí KH^CN VN, Số 62(10) 10.2020 |