Nông nghiệp [ Đăng ngày (23/04/2020) ]
Sàng lọc khuẩn Actinomycestes sp. Có khả năng khán khuẩn với nấm gây bệnh khô vằn lúa Rhzoctonia solani
Bệnh khô vằn lúa do nấm R. solani Kuhn gây ra là một trong những bệnh gây hại chính ở các vùng trồng lúa trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cho đến nay chưa phát hiện được giống lúa có khả năng kháng bệnh khô vằn hiệu quả.


Để phòng trừ bệnh cần kết hợp các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng và sử dụng thuốc trừ bệnh. Hiện nay, thuốc hoá học bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến vì có hiệu quả nhanh nhưng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Gần đây nghiên cứu sử dụng các vi sinh vật để tạo ra các chế phấm sinh học đã góp phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đồng thời không gây tác hại tới môi trường. Việc sàng lọc và phát hiện các chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm bệnh là bước quan trọng để phát triển chế phẩm sinh học. Xạ khuẩn là một nhóm vi sinh vật đất quan trọng có khả năng tổng hợp các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học kháng vi khuẩn, kháng nấm trong đó chủ yếu là các chất kháng sinh. Việc sử dụng chất kháng sinh trong bảo vệ thực vật ngày càng được áp dụng trên thế giới và đang dần thay thế cho việc sử dụng các loại chất hoá học độc hại

Trong nghiên cứu này, 10 mẫu nấm khô vằn (KV1, KV6, KV8, KV10-KV16) đã được phân lập từ 20 mẫu bệnh khô vằn ở các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam và Hưng Yên. Mẫu nấm bệnh được đánh giá dựa vào các đặc điểm nuôi cấy, đặc điểm hình thái, phân tích PCR-RFLP và so sánh trình tự nucleotide rDNA-ITS. Kết quả phân tích cho thấy các chủng phân lập đều thuộc loài Rhizoctonia solani (R. solani). Lây nhiễm nhân tạo các mẫu nấm phân lập trên các giống lúa Xi 23, Q5, Khang dân, BC15, Nếp TK90 và Nếp 87 cho thấy biểu hiện bệnh và vết bệnh đặc trưng của bệnh khô vằn chứng tỏ các mẫu nấm bệnh thuộc R. solani thuộc nhóm AG1- type 1 (AG1- IA). Trong số 10 chủng, chủng KV13 có độc tính mạnh nhất. Kết quả sàng lọc khả năng đối kháng của 80 mẫu xạ khuẩn đã phát hiện được 10 mẫu có khả năng đối kháng với mẫu KV13, trong đó mẫu L2.5 có hoạt tính đối kháng mạnh nhất.

Dựa vào kết quả này, chủng L2.5 có thể được sử dụng để nghiên cứu nhằm phát triển chế phẩm kháng bệnh khô vằn hại lúa.

tnttrang
Theo Theo tapchi.vnua.edu.vn - Số 8/2015
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->