Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ KH&CN, phát phiểu tại Hội thảo.
Sáng 28/5, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Sự kết hợp của giải mã gen và trí tuệ nhân tạo - một cách tiếp cận mới trong chăm sóc sức khỏe”. Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 khách mời là chuyên gia lĩnh vực di truyền học, công nghệ trí tuệ nhân tạo, kinh tế đến từ Mỹ, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhà nghiên cứu từ các bệnh viện, viện nghiên cứu, học viện, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước.
Tiếp cận và chăm sóc sức khỏe theo một cách hoàn toàn mới
Theo ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ KH&CN, gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã tạo ra nhiều sự biến đổi, trong đó có lĩnh vực y tế mà cụ thể là thay đổi, phát triển phương pháp chuẩn đoán, chữa bệnh thông qua giải mã gen.
Với sự phá triển, kết hợp đồng bộ dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ giải mã gen, xử lý ảnh… đã giúp chúng ta có thể chẩn đoán bệnh theo một cách mới, không phải như cách thông thường đang triển khai hiện nay. Sự phát triển của công nghệ cũng tạo ra xu hướng hình thành các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hình thành nhiều tổ chức nghiên cứu mang tính toàn cầu.
Ông Duy cho biết, trong những năm qua, Bộ đã thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới và hình thành hệ sinh thái để các doanh nghiệp khởi nghiệp. Hiện Việt Nam đang triển khai chương trình trọng điểm cấp quốc gia về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 "Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0". Hội thảo được tổ chức cũng nằm trong khuôn khổ chương trình, hướng đến xu hướng mới về ứng dụng trí tuệ nhân tạo và giải mã gene trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Giáo sư Roy Perlis, trường Đại học Y khoa Harvard trong bài tham luận “Từ hệ gen đến sức khỏe: Những thách thức trong việc ứng dụng di truyền học trong cải thiện việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân” cho biết, rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm là bệnh di truyền như tự kỷ chiếm 90%, tâm thần phân liệt chiếm 90%, tiểu đường loại 2 chiếm 80%, viêm khớp dạng thấp chiếm 60%...
Cấu trúc gen liên quan đến phần lớn những căn bệnh phổ biến rất chúng rất phức tạp. Hiện nay thế giới đã phát triển nhiều mô hình ngân hàng gen để dò tìm những biến thể với nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, giáo sư Roy Perlis lưu ý ngân hàng gen không thể tính hết sự đa dạng chủng tộc trên thế giới.
"Những dữ liệu có sẵn tại ngân hàng gen trên thế giới đa số tập trung vào người gốc Bắc Âu. Và những mô hình điều trị mô phỏng độ rủi ro trên nhóm người này có thể không chính xác với những nhóm người khác”- giáo sư Roy Perlis nhấn mạnh.
GS. Gill Bejerano, Khoa Khoa học Dữ liệu Y sinh, Đại học Standford.
Ông Duy cho biết, trong những năm qua, Bộ đã thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới và hình thành hệ sinh thái để các doanh nghiệp khởi nghiệp. Hiện Việt Nam đang triển khai chương trình trọng điểm cấp quốc gia về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 "Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0". Hội thảo được tổ chức cũng nằm trong khuôn khổ chương trình, hướng đến xu hướng mới về ứng dụng trí tuệ nhân tạo và giải mã gene trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Giáo sư Roy Perlis, trường Đại học Y khoa Harvard trong bài tham luận “Từ hệ gen đến sức khỏe: Những thách thức trong việc ứng dụng di truyền học trong cải thiện việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân” cho biết, rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm là bệnh di truyền như tự kỷ chiếm 90%, tâm thần phân liệt chiếm 90%, tiểu đường loại 2 chiếm 80%, viêm khớp dạng thấp chiếm 60%...
Cấu trúc gen liên quan đến phần lớn những căn bệnh phổ biến rất chúng rất phức tạp. Hiện nay thế giới đã phát triển nhiều mô hình ngân hàng gen để dò tìm những biến thể với nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, giáo sư Roy Perlis lưu ý ngân hàng gen không thể tính hết sự đa dạng chủng tộc trên thế giới.
"Những dữ liệu có sẵn tại ngân hàng gen trên thế giới đa số tập trung vào người gốc Bắc Âu. Và những mô hình điều trị mô phỏng độ rủi ro trên nhóm người này có thể không chính xác với những nhóm người khác”- giáo sư Roy Perlis nhấn mạnh.
TS. Cao Anh Tuấn, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành GENETTICA Việt Nam và Hoa Kỳ.
TS Cao Anh Tuấn, người sáng lập Công ty công nghệ sinh học Genetica có trụ sở tại Hoa Kỳ chia sẻ, nhiều thông tin quan trọng qua giải mã gene giúp các bố mẹ biết được cần điều chỉnh trong chăm sóc sức khỏe cũng như việc hình thành tính cách của con để nuôi dạy. Người ta cũng có thể hiểu rõ cơ địa của mình và điều chỉnh để có thể sống mạnh khỏe, phòng chống ung thư, các bệnh di truyền như tiểu đường, trầm cảm...
Theo giới chuyên môn, Việt Nam là thị trường tiềm năng với gần 100 triệu dân, sẽ có nhiều người muốn biết được thông tin gene, cơ địa của mình như thế nào để có thể sống mạnh khỏe. Tuy nhiên TS Cao Anh Tuấn cho rằng, Việt Nam còn thiếu công nghệ và các tài năng trong lĩnh vực giải mã gene và trí tuệ nhân tạo. Vì vậy rất cần đầu tư, có nhiều tài năng để sớm tiếp nhận được các kiến thức, nghiên cứu mới trong lĩnh vực này và ứng dụng vào thực tế.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Hiện thị trường giải mã gene thế giới cũng rất lớn, ở Mỹ có cả trăm công ty. Nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc... chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực này. Đông Nam Á đang được coi là “vùng trũng” trong công nghệ giải mã gen. Hiện khu vực này chỉ Singapore có trung tâm giải mã gene nhưng chưa công khai các nghiên cứu. Vì vậy giới chuyên môn cho rằng Việt Nam có cơ hội tốt để hình thành trung tâm và công bố các nghiên cứu về gene của người Đông Nam Á. |