Môi trường [ Đăng ngày (11/07/2011) ]
Chất thải ngày càng độc hại
Chất thải (rắn) luôn phức tạp về chất lượng và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại đối với môi trường và chính sức khỏe con người - TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), cho biết.

Cùng với sự phát triển kinh tế, dân số gia tăng, sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, rác thải luôn tăng về số lượng, phức tạp về chất lượng và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại đối với môi trường và chính sức khỏe con người.  

Theo ông Nguyễn Trung Việt, phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, tất cả các cơ sở công nghiệp của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều phát sinh chất thải (rắn, lỏng và bùn) công nghiệp và chất thải nguy hại với khối lượng và thành phần khác nhau. Khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh (900-1.200 tấn/ngày, trong đó có 350-580 tấn chất thải nguy hại), Hà Nội 70-100 tấn/ngày, và Đà Nẵng khoảng 20-30 tấn/ngày.

“Chất lượng môi trường và cuộc sống đang giảm sút do sự phát triển thiếu bền vững (sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng không hiệu quả) và các loại chất thải”, ông Việt nói, “Các thành tựu đạt được về xóa đói giảm nghèo, sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường,… do quá trình phát triển kinh tế và xã hội mang lại trong nhiều năm qua, có nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn do nạn ô nhiễm môi trường.”

Không những thế, nguồn tài chính do nhiều năm phát triển kinh tế mang lại không đủ để phục hồi các tổn hại sức khỏe của người dân, khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường và suy thoái đa dạng sinh học,… đặc biệt là mất đi lợi thế cạnh tranh về đầu tư kinh tế (trong và ngoài nước).

Đáng chú ý, hầu hết các loại chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại đều được xử lý thiếu bền vững như công nghệ lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, thiếu kết hợp giữa các trung tâm nghiên cứu và công ty xử lý, nguồn chất thải xử lý không ổn định,…

 Hiện nay, chủ yếu chất thải rắn được chôn lấp tự nhiên hoặc chôn lấp có kiểm soát. Toàn quốc có khoảng 98 bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung trong đó có 16 bãi được coi là chôn láp hợp vệ sinh.

GS.TS. Đặng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Kỹ thuật, VACNE, cho biết phương pháp chôn lấp gây ô nhiễm môi trường khí thải, mùi hôi, nước rỉ rác, các chất ô nhiễm tồn lưu. Việc chôn lấp không phân loại gây khó khăn cho khả năng phục hồi môi trường, lại chiếm mất diện tích đất lớn, quá tải ở nhiều thành phố lớn.

Trong khi đó, các lò đốt chất thải công suất nhỏ không đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải đô  thị, chất thải nguy hại và chất thải y tế. Khối lượng chất thải được tái chế, tái sử dụng rất thấp.

 Trước tình hình đó, công nghệ đốt chất thải tái tạo năng lượng (WtE) được giới thiệu tại Việt Nam mới đây được cho là xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, tiết kiệm không gian chôn lấp nhưng giá lại cao hơn nhiều so với phương pháp chôn lấp thủ công.

Bởi vậy, có ý kiến cho rằng công nghệ WtE chỉ nên được xem như là công nghệ tiềm năng, hứa hẹn phát triển ở Việt Nam trong tương lai. 

vacne.org.vn (dtphong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->