Môi trường [ Đăng ngày (24/06/2011) ]
Chiến lược giảm bớt hiệu ứng nhà kính
Một nghiên cứu cho thấy, phương pháp mới chống lại sự biến đổi khí hậu bằng than sinh học có thể không gây ra nhiều thiệt hại đối với động vật ở trong đất như các nghiên cứu công bố trước đây.

Giun đất thực hiện nhiều chức năng cần thiết và có lợi cho hệ sinh thái đất như cải thiện cấu tạo đất và khoáng hóa các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khả năng thực hiện các chức năng này của chúng có thể bị phá hủy khi bị tiếp xúc với các chất độc hại.

Than sinh học không gây tác động nhiều đến giun đất như người ta nghĩ.

Một nhà nghiên cứu địa chất tại Trường Đại học Baylor, cùng với các nhà khoa học Đại học Rice, đã thử nghiệm tác dụng của một phụ gia mới cho đất gọi là than sinh học (biochar) đối với giun đất. Họ nhận thấy làm ướt than sinh học trước khi dùng làm giảm nhẹ tác hại đến giun đất.

Than sinh học ngày càng được quan tâm bởi những lo ngại về biến đổi khí hậu do các khí thải cacbon và các khí nhà kính khác gây ra. Than này là một sản phẩm phụ của năng lượng tái tạo và sản xuất nhiên liệu từ thực vật như phế thải lâm nghiệp. Đó là một dạng than có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất và sinh trưởng của cây trồng bằng cách giữ nước và các chất dinh dưỡng, đồng thời lưu giữ cacbon trong đất hàng trăm năm. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây lại cho rằng, than sinh học có thể gây ra những tác hại lớn đối với loài giun đất.

Tiến sĩ Bill Hockaday, phó giáo sư địa chất, Đại học Baylor, đồng tác giả nghiên cứu nói: “Do tiềm năng sử dụng rộng rãi, cần phải giảm thiểu các hậu quả không lường trước được do việc dùng than sinh học làm giàu cho đất gây ra. Các kết quả cho thấy rằng tùy thuộc vào lượng mưa và tưới tiêu, cần làm ướt than sinh học trước hoặc ngay khi dùng cho đất để ngăn chặn sự biến mất của giun đất và duy trì các tác động có lợi của chúng đối với đất”.

Các nhà khoa học cũng cho biết than sinh học không làm ảnh hưởng đến sinh sản của giun đất.

Ông Dong Li, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Quan trọng nhất, chúng tôi là người đầu tiên chứng minh rằng than sinh học không làm giảm hệ thống miễn dịch của một số sinh vật nhạy cảm trong đất. Đây là một bước tiến quan trọng cho một chiến lược rất hứa hẹn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”.

Quang Diệu
Theo vietnamnet (dtphong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->