Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang, nhằm đánh giá và giải quyết những thách thức chính ảnh hưởng đến sự ổn định và những tồn tại tiềm tàng ở khu vực ĐBSCL góp phần bảo vệ ĐBSCL trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Thứ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh phát biểu khai mạc trong hội thảo
Tham dự hội thảo có Thứ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh và hơn 150 đại biểu là nhà khoa học, chuyên gia của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang, Học viện Công nghệ Karlsruhe (Đức) và đại diện các Sở, ban, ngành của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe những báo cáo tham luận xoay quanh những vấn đề liên quan đến hiện trạng và hướng giải quyết của tình trạng Đất, Nước, Năng lượng và Khí hậu ở ĐBSCL. Báo cáo tham luận “Các thách thức ĐBSCL đang đối mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng và tình hình phát triển các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong” được GS.TS. Tăng Đức Thắng - Phó Viện trưởng VAWR trình bày. Nguồn tài nguyên nước của vùng đang đứng trước nhiều nguy cơ bị suy kiệt về số lượng và chất lượng do ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông. GS.TS. Tăng Đức Thắng cũng yêu cầu các nhà khoa học cần tăng cường hợp tác với các nước quốc tế để tìm ra được phương án giải quyết tốt nhất cho ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay.
|
Để đưa ra những phương án tối ưu hóa cho vấn đề ĐBSCL đang gặp phải, đại diện BMBF GS.TS. Franz Nestmann và nhóm nghiên cứu đã “Giới thiệu cấu trúc dự án ViWat-Mekong và các công nghệ thích hợp để bảo vệ bền vững bờ biển, nước, năng lượng và khí hậu vùng ĐBSCL” với mục tiêu đưa ra một kế hoạch hướng tới quản lý nguồn nước bền vững khi đó các giải pháp về nguồn nước thích ứng cho sự phát triển này cần có sự phù hợp với vùng ngập sâu.
Đề cập đến vấn đề quản lý nguồn nước ngầm, vốn đang bị suy kiệt nghiêm trọng những năm gần đây nhóm nghiên cứu bao gồm: GS, TS. Harro Stolpe, TS. Katrin Bromme Trường Đại học Bochum, GS, TS. Đoàn Văn Cảnh, Hiệp hội Địa chất thủy văn Việt Nam khuyến nghị một số giải pháp như: Cần kiểm soát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy phép khai thác nước ngầm, tiến tới thu phí sử dụng nước. Ngăn cấm việc khai thác ngầm, tăng cường bổ sung nguồn nước bằng nhiều cách khác nhau như: Nước mưa, trồng cây gây rừng…
|