Lượt truy cập:
Điện tử [ Đăng ngày (10/04/2017) ]
Điện thoại màn hình gập tạo dấu ấn
Trong năm 2017 Samsung sẽ tung ra một chiếc điện thoại thông minh có thể biến thành máy tính bảng.

Thông tin này đã rò rỉ cách nay vài tháng. Cho dù chưa có xác nhận nào từ Samsung nhưng những gì diễn ra tại hội chợ điện tử tiêu dùng CES 2017 đã cho thấy sắp đến Samsung sẽ tạo một cơn sốc thực sự, có thể là ngay trong đầu năm nay với một chiếc điện thoại có thể gập được.

Đến nay, thế giới di động đang có hai trường phái chính: máy tính bảng và điện thoại thông minh. Máy tính bảng rất tiện để đọc tạp chí và sách, gõ văn bản dài với bàn phím rời, xem ảnh và lướt web. Còn điện thoại thông minh lại rất thích hợp để nhắn tin và nói chuyện. Do vậy, các nhà thiết kế công nghiệp luôn muốn hợp nhất hai dòng sản phẩm di động này lại.

Một thiết bị như vậy sẽ khả thi nếu có khả năng "biến hình", bằng cách gập mở: mở ra là máy tính bảng, gập lại là điện thoại. Theo một chuyên gia máy tính thì bạn có thể mong chờ mở chiếc điện thoại ra và màn hình của nó sẽ rộng gấp đôi. Ngoài tính linh động như vậy, người dùng cũng sẽ có thêm một số tính năng mới như có thể gập điện thoại lại để biến nó thành một thiết bị đọc e-book, cũng giống như cách bạn dỡ dỡ cuốn sách ra để đọc vài trang vậy.

Samsung đã theo đuổi thiết kế gập này ít nhất là 4 năm qua, đến nay đã phát triển được một thứ nôm na là "cơ nhân tạo", có thể đẩy và kéo một thành phần của điện thoại vào vị trí mới mà không làm hư hại. Đến nay, cuối cùng hãng cũng đã sẵn sàng chia sẻ công nghệ này với thế giới và giúp người dùng không phải mang cùng lúc hai món vừa điện thoại vừa máy tính bảng.


Chiếc điện thoại thông minh này của Moxy Group có thể gập lại thành vòng đeo tay.


Các nhà phân tích di động cho rằng việc có được cả hai mẫu thiết kế trong một thiết bị sẽ thực sự thay đổi cách sử dụng của mọi người. Bạn không chỉ tạo ra một mẫu mã điện thoại mới, mà còn xoá nhoà những dòng sản phẩm khác.

Các đối thủ cạnh tranh cũng đang hướng đến cùng kiểu sản phẩm như vậy. Trong cuộc triển lãm hồi hè năm ngoái, Lenovo cũng trình làng một chiếc điện thoại thông minh mẫu có thể gập sát vào cổ tay người dùng, biến chiếc điện thoại thành thiết bị đeo. Suốt năm 2016 vừa qua, một nhà sản xuất Trung Quốc tên là Moxi Group cũng hứa đưa ra dòng điện thoại thông minh cao cấp có thể gập được. Nhưng rõ ràng, Samsung nhanh hơn cả, đầu tiên đưa ra một thiết bị có màn hình thực sự gập lại được.

Nếu Samsung đưa ra được một điện thoại như vậy, đó sẽ là phát súng khai cuộc cho kiểu điện thoại phẳng, hình chữ nhật có thể gập và mở ra được, tạo bước ngoặt mới về thiết kế điện thoại, kể từ thời Apple tung ra chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007. Các nhà sản xuất đã thí nghiệm thành công với loại kính có thể bẻ cong được và màn hình lớn hơn, nhưng hầu hết điện thoại hiện nay đều được thiết kế dựa theo nguyên mẫu của chiếc iPhone gốc.


Điện thoại với màn hình uốn cong của Samsung.

Điện thoại đơn giản, bền chắc đã tồn tại lâu nay là bởi loại thiết kế màn hình gập chưa thực sự ổn định, bền. Những thành phần cứng như pin cũng phải có thể bẻ cong được, cùng với màn hình, hoặc phải đặt những thành phần cứng đó ra khỏi vùng được gập.

Một chuyên gia máy tính đã tự mình tạo ra một chiếc điện thoại thông minh gập được trong phòng thí nghiệm của hồi năm ngoái, và ông thử qua hàng trăm loại màn hình khác nhau trước khi chọn một loại màn hình đưa vào sử dụng cho điện thoại, đó là màn hình OLED do LG Display sản xuất. Màn hình OLED có một tấm phim mỏng, chứa các thành phần có thể phát sáng khi có dòng điện đi qua bề mặt. Các nhà thiết kế rất chuộng loại màn hình này khi đưa ra những mẫu TV và thiết bị di động có kiểu dáng cong, bởi vì chúng không cần một tấm nền gồ ghề hay các tấm màng lọc ánh sáng phía sau như công nghệ LCD.

Samsung cũng hiện là nhà cung cấp tấm panel OLED lớn nhất thế giới. Năm 2013, hãng đã trưng bày mẫu sản phẩm với màn hình OLED có thể bẻ cong được tại triển lãm CES. Kể từ đó, giới công nghệ bắt đầu trông chờ một điều thần kỳ nào đó, kỳ vọng sẽ sớm có được một chiếc điện thoại thông minh dựa trên công nghệ màn hình có thể gập được này.

Theo nhà sản xuất, thách thức lớn nhất khi chế tạo điện thoại gập được là làm sao giữ được mọi điểm ảnh trong màn hình LG với các điểm kết nối, để chúng có thể chịu được nhiều lần gập. Để đơn giản hơn, người ta dùng một màn hình chính chỉ có 720 điểm ảnh, và nhận ra rằng các chất liệu có trong những mẫu điện thoại thông thường lại không thể phù hợp với thiết kế mới. Các bản mạch làm bằng kim loại, và những kim loại này rất dễ vỡ khi chịu áp lực. Do vậy, khi chế tạo màn hình gập, đơn giản là chúng ta không thể sử dụng được những kim loại này.

Một giải pháp có thể được thay cho bản mạch thông thường là sử dụng kỹ thuật in bản mạch để tích hợp vào những bản mạch cực mỏng và anten được vát phẳng, bố trí dọc theo bề mặt của điện thoại. Về lý thuyết, kỹ thuật này có thể giúp điện thoại gập được bằng cách giảm được rất nhiều linh kiện lớn và linh kiện dễ vỡ cần có trong thiết bị. Tuy nhiên, cách dễ nhất là hàn cứng chúng vào, là kỹ thuật rất hiếm khi được sử dụng trong quy trình sản xuất điện thoại.

Theo IDC, đến nay, chỉ có hai công ty trên thế giới có thể sản xuất điện thoại với màn hình gập cho thị trường: Samsung và LG. Chỉ mới năm ngoái tại CES, LG có trưng bày một màn hình OLED với bề dày chưa tới 1mm, có thể cuộn lại được như tờ giấy. Nhưng theo đánh giá thì thời gian, tính phức tạp và chi phí sản xuất là những vấn đề hiện nay, có nghĩa là bất kỳ sản phẩm màn hình gập, cuộn nào xuất hiện trong năm nay đều sẽ rất đắt đỏ, thuộc dòng sản phẩm cao cấp.

Samsung đang cần một cú hích tinh thần sau vụ Galaxy Note 7 năm ngoái, khiến hãng phải mất đến 17% lợi nhuận, tương đương 7 tỉ USD trong quý đó. Một loại điện thoại gập bóng bẩy có thể giúp hãng tái dựng hình ảnh và uy tín của mình. Tuy nhiên, đó cũng là chiến lược kinh doanh rủi ro cao. "Không ai muốn gặp nhiều rủi ro với một thiết bị trông rất đẹp, và sau đó, khoảng 2.000 lần gập, nó lại bị hư”, một nhà phân tích đánh giá.

Samsung chưa đưa ra lời nhận xét nào về kế hoạch của mình trong năm 2017 nên người dùng còn phải chờ xem hãng làm gì tiếp theo. 


Một mẫu điện thoại có thể uốn cong thành vòng đeo tay của Lenovo.
Đồng Anh
Theo www.pcworld.com.vn (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
Tin mới
Đây là Intel Core 5 120F: Phiên bản thay thế của Core i5-12400F "quốc dân", chỉ toàn P-core mà không có E-core
Intel sắp ra mắt dòng vi xử lý Bartlett Lake chỉ có P-core, và Core 5 120F là một trong những phiên bản ngân sách với thông số kỹ thuật...
NVIDIA chuẩn bị ra mắt GeForce RTX 5050: Cạnh tranh với Intel ở phân khúc phổ thông
Thế hệ GPU mới của NVIDIA, GeForce RTX 5050, sắp xuất hiện với bộ nhớ VRAM 8 GB GDDR6 tiêu chuẩn, mở ra cuộc đua mới đầy hấp dẫn ở...
Chip Dimensity 9500 lộ điểm benchmark ấn tượng: Đối thủ đáng gờm của Snapdragon 8 Elite 2 và Apple A19 Pro?
MediaTek Dimensity 9500 hứa hẹn sẽ mang đến sự cải thiện vượt bậc về hiệu năng đơn nhân, với điểm số Geekbench ấn...
AMD xác nhận CPU EPYC Venice dựa trên kiến trúc Zen 6 với 256 lõi, ra mắt năm 2026
AMD vừa công bố các dòng sản phẩm thế hệ tiếp theo của mình, bao gồm EPYC Venice dựa trên Zen 6, EPYC Verano dựa trên Zen 7 và loạt...
Điện thoại Trung Quốc lập kỷ lục Guinness về thời lượng pin
Realme GT 7 vừa được ghi danh vào Sách Kỷ lục Guinness Thế giới sau khi hoàn thành phiên xem phim liên tục trên thiết bị di...
Huawei và Trung Quốc sản xuất thành công chip 5nm đầu tiên trong nước
Con chip này được tích hợp bên trong chiếc MateBook Fold, mẫu laptop màn hình gập mà Huawei vừa ra...
iPhone gập có thể dùng công nghệ “tối mật” mà Samsung còn chưa dám dùng
Apple được cho là sẽ chơi lớn với màn hình siêu mỏng do chính Samsung sản xuất, nhưng chưa từng xuất hiện trên bất kỳ thiết bị nào của...
Ra mắt từ 2012, bo mạch chủ tưởng đã lỗi thời này vẫn được cập nhật để sử dụng tính năng chỉ mẫu đời mới mới có
Từng bị xem là “lỗi thời”, bo mạch chủ B75M-D3H giờ đây có thể tận dụng sức mạnh giúp phục hồi hiệu năng cho những dàn máy vốn chỉ còn...
Siêu máy tính AI của Elon Musk chính thức vận hành toàn diện: 200.000 GPU, dùng đủ điện cho 300.000 hộ dân
Elon Musk hiện đặt mục tiêu mở rộng Colossus lên một triệu GPU trong tương lai...
JMGO N1S Nano – Máy chiếu thông minh nhỏ gọn cho rạp phim tại gia hiện đại
JMGO N1S Nano là mẫu máy chiếu thông minh nhỏ gọn, thiết kế tinh tế, tích hợp Google TV bản quyền. Đây là lựa chọn lý tưởng cho giới trẻ...
Huawei vừa tung laptop “thuần nội địa”: Tự thiết kế chip, tự viết hệ điều hành, bỏ luôn Windows
Laptop Matebook Pro 2025 sẽ chính thức mở bán vào ngày 19/5, và khi đó hiệu năng thực tế của Kirin X90 cũng sẽ sớm được kiểm...
Cựu nhân viên Microsoft tiết lộ lỗi nực cười của Windows 7, khiến người dùng tốn 30 giây cuộc đời
Nếu bạn còn nhớ tới Windows 7, ắt hẳn ký ức về những lần khởi động “mãi mới lên” vẫn còn ám ảnh bạn mỗi lần bấm nút nguồn máy...
Xiaomi ra mắt máy chiếu Redmi Projector 3 Lite: Nhỏ gọn, hỗ trợ màn hình 100 inch, tích hợp HyperOS, giá chỉ hơn 2 triệu đồng
Redmi Projector 3 Lite là mẫu máy chiếu mini mới của Xiaomi, hỗ trợ chiếu lệch trục, lấy nét tự động bằng laser ToF, màn hình lên đến 100 inch...
Màn hình PC bây giờ cũng ép xung được như CPU - và vừa chạm mốc 610Hz
Dù màn hình trên 500Hz không còn quá hiếm vào năm 2024, việc đạt tới mốc 610Hz vẫn là bước tiến kỹ thuật đáng chú ý - ngay cả khi...
Tấm wafer giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách công nghệ bán dẫn chỉ trong một bước đột phá
Được đánh giá là một cột mốc có thể làm thay đổi cuộc chơi trong ngành, loại wafer mới này có tiềm năng giúp giảm tới 40% chi phí sản...
-->
-->