Cơ khí [ Đăng ngày (23/05/2016) ]
Robot do thám nhỏ nhất thế giới
Mô phỏng hoạt động của các côn trùng trong tự nhiên, loại robot siêu nhỏ của Đại học Harvard được xem là công cụ gián điệp, tìm kiếm và cứu hộ vô cùng hiệu quả.

Cơ chế hoạt động linh hoạt của loại robot tí hon mới cho phép chúng có thể dễ dàng bay lượn hoặc bám trên tường trong thời gian dài như côn trùng, giúp chúng do thám hiệu quả hơn.

Robot mới có thể tiết kiệm năng lượng đáng kể nếu chúng dừng bay, khép cánh lại và "treo mình" ở đâu đó. Đặc tính này được cho là tương tự với ong và bướm, những loài côn trùng có thói quen nghỉ ngơi lấy sức trước khi cất cánh trở lại.

Khi đã được sạc pin, robot bay siêu nhỏ của Đại học Harvard có thể tự gắn trên bất cứ bề mặt tĩnh điện nào (gỗ, kính hoặc các chất liệu hữu cơ). Công nghệ hiện tại sử dụng cho robot hoạt động rất tốt trên mặt đất hoặc trần nhà, Robert Wood – đồng tác giả của mô hình robot mới cho biết.

 
Chân đế của robot được làm bằng vật liệu mềm, xốp cho phép chúng hạ cánh êm ái xuống mặt phẳng. Nếu không có chân đế này thì robot với sải cánh chỉ 3 cm có thể bật trở lại vào không khí. Nhờ sử dụng năng lượng tĩnh điện mà robot có thể hạ và cất cánh ngay tức khắc.

Với khả năng bay, hạ cánh, cất cánh và treo mình trên các bề mặt, loại robot mới có thể thực hiện rất nhiều chức năng mà con người không thể. Chúng sẽ là bộ phận quan trọng trong công tác tìm kiếm và giải cứu của con người.

Ngoài ra, loại robot côn trùng còn có thể dùng để do thám khi cần. Chúng sẽ hạ cánh ở đâu đó khi không có sự hiện diện của con người, rồi treo mình yên lặng trên trần nhà và cất cánh trở lại khi không có ai xung quanh.

Dự kiến, loại robot này sẽ được ứng dụng vào thực tế trong khoảng từ 5 tới 10 năm nữa.

Nguyễn Minh
Theo vietnamnet.vn (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->