Môi trường [ Đăng ngày (07/06/2015) ]
Hệ thống cống khổng lồ dưới lòng Tokyo
Hệ thống thoát nước lũ dưới lòng thủ đô Tokyo, Nhật Bản là cống ngầm lớn nhất thế giới, với những giếng đứng khổng lồ và hơn 70 máy bơm công suất lớn.

 
Theo IB Times, hệ thống thoát nước được xây dựng sâu 50 m dưới một sân bóng đá và công viên ở ngoại ô Tokyo. Công trình khởi công năm 1992, hoàn thiện năm 2009.
 

Hệ thống cống ngầm gồm 5 giếng đứng bê tông lớn, cao 65 m, đường kính 32 m, nối nhau bằng hệ thống đường hầm dài 6,4 km.

Trong ảnh là sơ đồ hệ thống hoạt động cống ngầm. Nước từ mặt đất chảy xuống 4 giếng đứng, qua các cống thông, rồi được bơm xả ra ngoài.

 
Điểm nhấn của công trình là tháp điều áp được mệnh danh là "Cung điện dưới lòng đất" dài 177 m, rộng 78 m, cao 25,4 m.

Trong ảnh là "Ngôi đền dưới lòng đất" gồm 59 cột bê tông cốt thép, mỗi cột có thể đỡ được 500 tấn trọng lượng trần nhà.

Trong ảnh là giếng đứng số 1.

Một kỹ sư đang đi kiểm tra hệ thống cống.

Các giếng đứng như một vòi hút khổng lồ, thu nước từ 4 con sông lớn đổ vào Tokyo, rồi được hút xả ra sông Edo.

Phòng bơm trong hệ thống cống ngầm. Hệ thống bơm có 78 máy, công suất 10 MW, có thể bơm 200 tấn nước (203 m3) ra sông Edo mỗi giây, tương đương khối lượng nước một bể bơi tiêu chuẩn 25 m.

Trong ảnh là giếng đứng số 3. Công trình này được sử dụng khoảng 7 năm một lần, nhằm bảo vệ thủ đô Tokyo khỏi các trận lũ lụt. Đây cũng trở thành một điểm tham quan thú vị cho du khách khi đến Tokyo.

Hồng Hạnh (Ảnh: Huanqiu)
Theo Vnexpress.net (ltnhuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->