Theo một nghiên cứu mới được tiến hành gần đây, các nhà khoa học đã thành công khi tạo ra một hệ thống mạch máu nhân tạo mô phỏng hệ tuần hoàn trên cơ thể người.
In các bộ phận sinh học đã tiến lên một tầm cao mới, những tiến bộ trong các nghiên cứu gần đây bao gồm việc phát triển một kỹ thuật cho phép tạo ra các mô dày và khỏe hơn, tạo nền tảng cho việc tạo ra tế bào gốc giúp chữa trị căn bệnh viêm xương khớp.
Việc in mạch máu nhân tạo cho phép các mô và cơ quan nội tạng duy trì sự sống. Nhờ mạng lưới mạch máu giúp máu lưu thông, mang oxy và chất dinh dưỡng đến mô và cơ quan nội tạng, đồng thời cũng giúp chất thải được loại bỏ khỏi mô và tế bào.
“Các tế bào thường bị chết do lượng máu cung cấp không đầy đủ, và máu cung cấp oxy để tế bào phát triển và thực hiện vô số chức năng trong cơ thể,” theo Gs. Luiz Bertassoni, người dẫn đầu nghiên cứu. “Để mô phỏng được quy mô và độ phức tạp của mạng lưới mạch máu, nhóm nghiên cứu xem mỗi tế bào trong cơ thể như là một nguồn cung cấp oxy cho máu. Việc sao chép mạng lưới phức tạp này từng là một trở ngại lớn ngăn việc tạo ra các mô để ứng dụng vào thực tế.”
Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một cấu trúc gồm các sợi liên kết với nhau để tạo nên một khuôn mẫu, bằng kỹ thuật in-sinh học. Sau đó, cấu trúc này sẽ được phủ kín bởi nguyên liệu là các tế bào có nguồn gốc từ protein-giàu, được làm cô đặc lại bằng ánh sáng. Các sợi trong khuôn mẫu sau đó sẽ được lấy ra và để lại “một mạng lưới với các dây được bao phủ bởi tế bào thần kinh nội mô tương tự cơ thể người, và tự tạo thành mạch máu trong thời gian không quá một tuần.”
Mục đính cuối cùng nhóm nghiên cứu hướng đến việc tạo ra một bộ phận cấy ghép bằng công nghệ in 3D cho người bệnh với đầy đủ các tế bào, protein, mạch máu. |