Lượt truy cập:
Điện tử [ Đăng ngày (26/05/2014) ]
10 năm nữa sẽ có Internet lượng tử?
Nhật báo Daily Mail (Anh) số ra ngày 6/5/2014 đưa tin một nhóm nhà khoa học ở ĐH Harvard đã nghiên cứu thành công thiết bị đóng ngắt lượng tử (quantum switches), dọn đường cho sự ra đời mạng Internet lượng tử (Quantum Internet) có tính bảo mật cực cao.

GS Mikhail Lukin, một trong hai người đứng đầu nhóm nghiên cứu thiết bị đóng ngắt lượng tử

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học dùng một nguyên tử đơn lẻ để chế tạo thiết bị đóng ngắt mạch. Trong tương lai có thể dùng cáp nối các bộ đóng ngắt mạch nhỏ xíu có kích cỡ bằng một nguyên tử này lại thành mạng, trở thành xương sống của mạng Internet lượng tử, bảo mật 100% cho mọi thông tin truyền trên mạng. Theo dự kiến, sớm nhất loại mạng này sẽ xuất hiện trong 10 năm tới.

Nhóm nghiên cứu nói trên do hai giáo sư Mikhail Lukin ở ĐH Harvard và Vladan Vuletic ở Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đứng đầu; thành viên gồm các nghiên cứu sinh Jeff Thompson, Lee Liu, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Tobias Tiecke và Nathalie de Leon.

GS Lukin cho biết: “Xét về mặt công nghệ thì đây là một thành tựu xuất sắc. Ý tưởng của chúng tôi dựa trên một khái niệm rất đơn giản: Hãy để bộ đóng ngắt mạch điều khiển bằng ánh sáng (light switch) đạt tới giới hạn cực đại của chúng.”

“Việc chúng tôi đã làm là dùng một nguyên tử đơn lẻ làm bộ đóng ngắt mạch, căn cứ theo trạng thái của nó mà đóng hoặc ngắt dòng dịch chuyển của các photon; dùng một photon để thực hiện đóng hoặc ngắt mạch.”

Tuy rằng có thể dùng bộ đóng ngắt mạch này để chế tạo máy tính lượng tử, nhưng GS Lukin nói dường như chưa có nhiều khả năng dùng công nghệ đó cho loại máy tính để bàn. Trong tương lai công nghệ này sẽ được dùng vào việc tạo dựng mạng cáp quang sử dụng hệ thống mật mã lượng tử (quantum cryptography) - một phương pháp mã hóa thông tin sử dụng định luật cơ học lượng tử, nhờ đó việc trao đổi thông tin trên mạng sẽ trở nên tuyệt đối an toàn. Trong một hệ thống như vậy, không hacker nào có thể lấy hoặc đọc được các thông tin truyền trên mạng.

GS Lukin cho biết: “Dường như không phải ai cũng có nhu cầu dùng loại công nghệ này nhưng đúng là có một số lĩnh vực thực sự cần ứng dụng nó. Vì thế sẽ tới cái ngày mà công nghệ đó phát sinh ảnh hưởng có tính biến đổi đối với xã hội chúng ta. Hiện nay chúng tôi chỉ hạn chế dùng hệ thống mật mã lượng tử trong cự ly tương đối ngắn - vài chục km. Cùng với sự bứt phá trong nghiên cứu công nghệ này, cuối cùng chúng ta có lẽ sẽ có thể mở rộng phạm vi sử dụng hệ thống mật mã lượng tử tới vài nghìn km.”

Điều quan trọng là hệ thống này có không gian nâng cấp rất lớn, tương lai có khả năng lắp hàng nghìn bộ đóng ngắt mạch như vậy trong một thiết bị điện tử.

Sự an toàn của các dữ liệu phụ thuộc vào tính an toàn của khóa mật mã (dãy số cấu tạo bởi các số 0 và 1, dùng để bảo mật cho thông tin). Thế nhưng trong hệ thống bảo mật hiện dùng thì trong quá trình truyền thông tin, khóa mật mã có nguy cơ bị hacker đánh cắp. Đây là khâu yếu kém nhất trong các hệ thống thông tin hiện dùng.

Công nghệ phân phát khóa mật mã lượng tử sử dụng trạng thái lượng tử của các photon đơn lẻ để tiến hành mã hóa khóa mật mã. Khi xuất hiện bất cứ sự đánh cắp thông tin nào, nguyên lý cơ học lượng tử sẽ quyết định trạng thái lượng tử của photon bị nhiễu loạn bởi hành vi đánh cắp đó, nhờ thế bên truyền thông tin sẽ phát hiện sự đánh cắp.

Trung Quốc xây tuyến thông tin lượng tử dài nhất thế giới

Tạp chí khoa học Nature (Anh) ngày 24/4/2014 đưa tin: Trung Quốc đã khởi công xây dựng mạng thông tin lượng tử có cự ly dài nhất thế giới, nối Bắc Kinh với Thượng Hải với độ dài hơn 2.000 km và kinh phí đầu tư chừng 100 triệu USD.

Giáo sư Phan Kiến Vĩ (Jian-Wei Pan), nhà vật lý lượng tử ở ĐH Khoa học kỹ thuật Trung Quốc (tại Hợp Phì) phụ trách dự án đầu tư này. Ông giới thiệu: “Trục Bắc Kinh-Thượng Hải sẽ không chỉ cung cấp sự bảo đảm thông tin có cấp bậc an toàn cao nhất cho nhà nước và các định chế tài chính tiền tệ, mà còn dùng để kiểm nghiệm các nguyên lý cơ bản của vật lý lượng tử, là nơi thí nghiệm đo lường, ứng dụng công nghệ mới.”

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất triển khai xây dựng mạng thông tin lượng tử cự ly dài. Một nhóm nghiên cứu dưới sự lãnh đạo của nhà khoa học Don Hayford tại công ty Battelle, đang hợp tác với ID Quantique để bắt đầu triển khai xây dựng tuyến thông tin lượng tử dài 650 km giữa trụ sở công ty Battelle đặt tại thành phố Columbus (Ohio, Mỹ) với cơ quan làm việc của họ tại Washington DC. Ngoài ra Hayford còn cho biết, họ đã lên kế hoạch trên cơ sở tuyến thông tin đó xây dựng một mạng thông tin lượng tử vòng quanh nước Mỹ, có chiều dài hơn 10 nghìn km, nối tất cả các đô thị chính; tuy vậy dự án này còn chưa có nguồn kinh phí.

Cả hai mạng thông tin lượng tử nói trên của Trung Quốc và Mỹ đều sử dụng cáp quang tối (dark fibres) làm đường dây truyền tín hiệu lượng tử, song loại cáp này “không phải luôn luôn mua được và giá quá đắt” — Andrew Shields một nhà vật lý lượng tử tại Trung tâm nghiên cứu ở châu Âu của Toshiba nói. Có một cách giải quyết tự nhiên vấn đề này — đó là thử truyền tín hiệu lượng tử trên “cáp quang sáng” (‘lit’ fibres) — tức loại cáp quang dùng trong thông tin hiện nay. Thế nhưng trong trường hợp thông thường, cường độ quang dùng để tiến hành thông tin kiểu hiện nay phải đạt được mức mỗi xung quang gồm có vài trăm tỷ photon; để so sánh, ta biết tín hiệu thông tin lượng tử của cấp một photon đơn lẻ đã trực tiếp bị nhấn chìm.

Shields và đồng nghiệp mới đây có công bố một báo cáo nói các nghiên cứu của họ đã giải quyết thành công vấn đề nói trên: đã thực hiện ổn định công nghệ phân phát khóa mật mã lượng tử trong một đường cáp quang sáng nối giữa hai đầu cuối cách nhau 26 km của Tập đoàn thông tin BT (Anh Quốc).

Nguyễn Hải Hoành
Theo Tia sáng (ntctu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
Tin mới
Đây là Intel Core 5 120F: Phiên bản thay thế của Core i5-12400F "quốc dân", chỉ toàn P-core mà không có E-core
Intel sắp ra mắt dòng vi xử lý Bartlett Lake chỉ có P-core, và Core 5 120F là một trong những phiên bản ngân sách với thông số kỹ thuật...
NVIDIA chuẩn bị ra mắt GeForce RTX 5050: Cạnh tranh với Intel ở phân khúc phổ thông
Thế hệ GPU mới của NVIDIA, GeForce RTX 5050, sắp xuất hiện với bộ nhớ VRAM 8 GB GDDR6 tiêu chuẩn, mở ra cuộc đua mới đầy hấp dẫn ở...
Chip Dimensity 9500 lộ điểm benchmark ấn tượng: Đối thủ đáng gờm của Snapdragon 8 Elite 2 và Apple A19 Pro?
MediaTek Dimensity 9500 hứa hẹn sẽ mang đến sự cải thiện vượt bậc về hiệu năng đơn nhân, với điểm số Geekbench ấn...
AMD xác nhận CPU EPYC Venice dựa trên kiến trúc Zen 6 với 256 lõi, ra mắt năm 2026
AMD vừa công bố các dòng sản phẩm thế hệ tiếp theo của mình, bao gồm EPYC Venice dựa trên Zen 6, EPYC Verano dựa trên Zen 7 và loạt...
Điện thoại Trung Quốc lập kỷ lục Guinness về thời lượng pin
Realme GT 7 vừa được ghi danh vào Sách Kỷ lục Guinness Thế giới sau khi hoàn thành phiên xem phim liên tục trên thiết bị di...
Huawei và Trung Quốc sản xuất thành công chip 5nm đầu tiên trong nước
Con chip này được tích hợp bên trong chiếc MateBook Fold, mẫu laptop màn hình gập mà Huawei vừa ra...
iPhone gập có thể dùng công nghệ “tối mật” mà Samsung còn chưa dám dùng
Apple được cho là sẽ chơi lớn với màn hình siêu mỏng do chính Samsung sản xuất, nhưng chưa từng xuất hiện trên bất kỳ thiết bị nào của...
Ra mắt từ 2012, bo mạch chủ tưởng đã lỗi thời này vẫn được cập nhật để sử dụng tính năng chỉ mẫu đời mới mới có
Từng bị xem là “lỗi thời”, bo mạch chủ B75M-D3H giờ đây có thể tận dụng sức mạnh giúp phục hồi hiệu năng cho những dàn máy vốn chỉ còn...
Siêu máy tính AI của Elon Musk chính thức vận hành toàn diện: 200.000 GPU, dùng đủ điện cho 300.000 hộ dân
Elon Musk hiện đặt mục tiêu mở rộng Colossus lên một triệu GPU trong tương lai...
JMGO N1S Nano – Máy chiếu thông minh nhỏ gọn cho rạp phim tại gia hiện đại
JMGO N1S Nano là mẫu máy chiếu thông minh nhỏ gọn, thiết kế tinh tế, tích hợp Google TV bản quyền. Đây là lựa chọn lý tưởng cho giới trẻ...
Huawei vừa tung laptop “thuần nội địa”: Tự thiết kế chip, tự viết hệ điều hành, bỏ luôn Windows
Laptop Matebook Pro 2025 sẽ chính thức mở bán vào ngày 19/5, và khi đó hiệu năng thực tế của Kirin X90 cũng sẽ sớm được kiểm...
Cựu nhân viên Microsoft tiết lộ lỗi nực cười của Windows 7, khiến người dùng tốn 30 giây cuộc đời
Nếu bạn còn nhớ tới Windows 7, ắt hẳn ký ức về những lần khởi động “mãi mới lên” vẫn còn ám ảnh bạn mỗi lần bấm nút nguồn máy...
Xiaomi ra mắt máy chiếu Redmi Projector 3 Lite: Nhỏ gọn, hỗ trợ màn hình 100 inch, tích hợp HyperOS, giá chỉ hơn 2 triệu đồng
Redmi Projector 3 Lite là mẫu máy chiếu mini mới của Xiaomi, hỗ trợ chiếu lệch trục, lấy nét tự động bằng laser ToF, màn hình lên đến 100 inch...
Màn hình PC bây giờ cũng ép xung được như CPU - và vừa chạm mốc 610Hz
Dù màn hình trên 500Hz không còn quá hiếm vào năm 2024, việc đạt tới mốc 610Hz vẫn là bước tiến kỹ thuật đáng chú ý - ngay cả khi...
Tấm wafer giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách công nghệ bán dẫn chỉ trong một bước đột phá
Được đánh giá là một cột mốc có thể làm thay đổi cuộc chơi trong ngành, loại wafer mới này có tiềm năng giúp giảm tới 40% chi phí sản...
-->
-->