Tin học [ Đăng ngày (25/02/2014) ]
Khám phá phần mềm Adobe Lightroom (phần 3)
Lightroom (Lr) là 1 công cụ chuyên về xử lý màu sắc của 1 bức ảnh, mặc dù nó vẫn có các chức năng xử lý da hoặc 1 vài chi tiết của ảnh, nhưng sử dụng PTS để xử lý thì vẫn hơn, nhìn chung thì sử dụng Lr để xử lý màu tốt nhất. Sau đây là một hướng dẫn xử lý màu sắc đơn giản để làm quen với phần mềm này.

Sử dụng hình ảnh này để làm ví dụ

Lightroom Develop gồm có:

Basic, Tone Curve, HSL/Color/BW, Split Toning, Detail, Lens correction, Effect và Camera Calibration
Bước 1: Sử dụng Basic
Sử dụng phần để cân chỉnh ánh sáng, độ căng và đậm nhạt của bức ảnh, có thể dùng phần này để cho bức ảnh trở thành HDR cũng được.
Thông số điều chỉnh như sau:


 
Các bạn có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt trên ảnh.

Bước 2: Tone Curve
Đây là 1 effect để xử lý ánh sáng, light, shadow,....
Đây là tone curve phần RGB, màu cơ bản, còn 3 phần tone curve blue-red-green, nếu đã sử dụng thành thạo được phần tone curve này, thì chỉ cần dùng nó để chỉnh màu thôi.

 
Tone curve là giải quyết những vấn đề về phần light của bức ảnh, còn điểm dưới cùng thì là shadow, việc kéo điểm ở dưới cùng lên phần điểm giữa của hình vuông làm cho phần shadow nó bị đục, nhiều người cho rằng việc sử dụng nó sẽ khiến cho bức ảnh mất chi tiết, nhưng 1 bức ảnh đẹp là khi nó bộc lộ được cảm xúc của người chụp hay người xử lý, không phải cái gì theo lý thuyết cũng đẹp, đôi khi phải phá cách nó đi 1 chút.

Bước 3: HSL/Color/BW
Effect này giống với Selective Color của Photoshop, nhưng có điều nó đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng, lại tạo được hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Effect này dùng để cân chỉnh từng màu sắc riêng biệt của 1 bức ảnh, ngày xưa thì khi dùng PTS, người ta hay chọn vùng của phần ảnh muốn thay đổi màu sắc, nhưng giờ việc sử dụng công cụ này làm việc đó đơn giản hơn nhiều.

 
Bước 4: Split Toning
Đây giống như bạn phủ 1 lớp màu lên bức ảnh vậy, nó tương tự như là Solid Color của Ps, nhưng hay hơn là Lr đã tự hòa trộn nó.
Gồm 3 phần : Hightlight, Balance, Shadow, nhìn vào thì chắc ai cũng đã hiểu cái nào có nhiệm vụ nào rồi, chỉ việc đổ màu vào rồi kéo sao cho phù hợp là được.

 
Nhìn vào thì thấy không có sự thay đổi mấy, nhưng nếu để ý kỹthì sẽ thấy phần light của bức ảnh đỡ vàng hơn, nó xanh hơn 1 chút. Thực ra thì effect pha màu này rất hay, nhưng trong bức ảnh này thì nó không được sử dụng nhiều lắm
Còn nhiều effect khác nữa, nhưng trong bức ảnh này sử dụng một vài effect căn bản để các bạn làm quen bước đầu.

ntbtra
Theo ST
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->
-->