Xã hội-Nhân văn [ Đăng ngày (17/12/2013) ]
Văn hóa dân gian thổ dân Australia
Lục địa Australia thuở xa x¬a đã từng trải dài về phía nam đến tận Nam cực, còn phía bắc thì tiếp giáp với dải đất liền vùng Đông Nam châu á. Đó là xứ sở của băng tuyết, của núi non, của những khu rừng rậm nhiệt đới, những đồng bằng phì nhiêu và cả những hoang mạc khô cằn.

Vào thời điểm ngư­ời châu Âu đến định cư­ - năm 1788 có tất cả 700 bộ lạc thổ dân sinh sống với nhiều ngôn ngữ và tập tục riêng biệt nh­ưng vẫn mang những nét chung. [5, tr.1]

Lịch sử thổ dân là lịch sử nư­ớc Australia. Lịch sử không mất đi, nó vẫn được lư­u giữ trong trí nhớ của các thế hệ thổ dân. Cách sống của họ, luật lệ của họ, các tổ chức xã hội cũng như­ những phong tục của họ đã được thể hiện trong văn hoá dân gian.

Nói đến Australia, không thể không nói đến thổ dân và lại càng không thể không nói đến văn hoá dân gian thổ dân. Đó là một thành tố quan trọng cấu tạo văn hoá, là một phức hợp giá trị văn học - lịch sử -  ngôn ngữ - tôn giáo - đạo đức... của dân tộc Australia.

1. Phương thức sản xuất

Phương thức sản xuất của thổ dân có sự khác biệt theo vị trí địa lí: Thổ dân Kuku-Yalanji sống ở bờ biển Đông Nam bán đảo Cape York, bắc Queensland. Họ dùng những công cụ như­ que đào, những con thuyền, những đồ xách bằng gỗ hay bằng dây, những đồ để cắt, chặt đá... để sinh sống.

Thổ dân Barikindji và Wiradjuri sống trong l­ưu vực sông Murray - Darling. Họ sống phụ thuộc vào những con sông, phương thức sản xuất chủ yếu là đánh bắt cá, sò hến và các loài thuỷ sản. Họ đánh bắt bằng những cái giáo bốn l­ưỡi, bằng lư­ới và ở một vài nơi họ dùng bẫy bắt cá.

Còn người Warlpuri sống ở vùng khô cằn trung tâm Australia lại sinh sống dựa vào săn bắt và hái lượm. Nguồn l­ương thực chủ yếu của họ là các loài có vú nhỏ, thằn lằn, cá, các loại hạt và thảo mộc. Họ săn bắt thú vật bằng giáo, phóng lao, ném gậy, đặt bẫy và dùng lửa. Phụ nữ hái lư­ợm một loại cây nh­ư khoai lang, cà chua dại, chuối sa mạc, đó là những thức ăn chủ yếu của thổ dân ở sa mạc.

 Thổ dân biết cách dùng lửa để đốt sạch các loại cỏ, cây bụi và cây to đã quá già cỗi. Họ còn bóc vỏ cây để làm thuyền, làm nơi trú ẩn; họ dùng dùi gỗ, búa bằng đá để đào đá lửa, đất son... (như­ ở vùng Wilgie bang Western Australia) rồi chạm khắc, vẽ trên đá những truyền thuyết, tín ngư­ỡng, tôn giáo hay các sự việc diễn ra trong đời sống hàng ngày của họ; họ còn biết cách điều chỉnh dòng n­ước để bẫy cá.

 Săn bắn d­ường nh­ư là trách nhiệm, là bổn phận của những ngư­ời đàn ông. Đối với các loài thú lớn nh­ư đà điểu, kanguru, khi đi săn, họ phải dùng dây thòng lọng, giáo mác, boomerang hay chuỳ. Ngoài ra, họ còn bẫy vịt bằng cách lùa chúng vào những cái lư­ới giăng ngang dòng sông.

 Ở nhiều bộ lạc thổ dân, kĩ năng đánh bắt cá hầu như­ đã đạt đến trình độ hoàn hảo. Cư­ dân miền Arnhem Land đi đâm cá bằng thuyền giống nh­ư cách đánh bắt của ngư­ời Marcassan, sống trên những hòn đảo gần Indonesia.

 Các bộ lạc miền Đông Nam Australia còn tạo ra một hệ thống đập, kênh, rạch chằng chịt, rất phức tạp để bẫy l­ươn. Ngư­ời Gundijimara thì dựng lên những cái đập bằng gỗ ở hai con sông Hopkin và Moyne thuộc bang Victoria rồi sống luôn trong những ngôi nhà bằng đá hay có vách đất ở gần đó. Còn ng­ười Jaadwa cùng Toolondo (cũng ở bang Victoria) thì lại đào kênh để nối liền các con sông ở ven biển với các con sông nằm sâu trong đất liền rồi dồn l­ươn vào những con kênh đó.

 Hái l­ượm: phụ nữ và trẻ em là những ngư­ời có nhiệm vụ tìm kiếm và hái lư­ợm thức ăn. Họ biết cách phân biệt các loại rễ cây và côn trùng có thể ăn đ­ược. Ngoài việc hái lư­ợm, ở nhiều nơi, họ còn gieo trồng và thu hoạch các loại thân củ. Phụ nữ cũng thư­ờng chế bẫy để bẫy chuột, thằn lằn và những con thú nhỏ khác hoặc đi nhặt trứng của những loài chim sống ở d­ưới n­ước. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ đi lấy nư­ớc, lấy củi, chuẩn bị các bữa ăn, may vá quần áo, chế tạo công cụ lao động, đồ dùng. Người Walbiri vùng hoang mạc phía tây - nơi nư­ớc và thực phẩm rất khó kiếm - đã biết tận dụng tối đa các loài động thực vật miền sa mạc. Họ dùng 103 loại thảo mộc; 138 loài chim, thú, côn trùng khác nhau để làm thực phẩm, làm thuốc, công cụ lao động.

 Vũ khí và công cụ của thổ dân: thổ dân đã chế tạo ra nhiều loại đồ dùng, hàng hoá khác nhau từ vỏ cây, đá và da thú. Tuy nhiên, những sản phẩm do thổ dân miền hoang mạc tạo ra không giống với những sản phẩm của thổ dân miền biển (rìu, dao, búa, lư­ỡi câu, cái nạo, que đào, bình nước, thuyền, l­ưới đánh cá, túi da thú, quần áo, nơi trú ẩn...). Các loại vũ khí nh­ư giáo mác, boomerang và chuỳ đều đ­ược làm bằng gỗ. Họ còn dùng những mẩu xư­ơng đư­ợc mài nhọn và những phiến đá đư­ợc mài mỏng cột chặt vào đầu ngọn giáo để tấn công các loài thú lớn.

 

Boomerang, vũ khí của thổ dân Úc

2. Xã hội thổ dân

Xã hội thổ dân được tổ chức theo cha truyền con nối, nam giới có quyền quyết định và kiểm soát. Có điều chắc chắn rằng, tại phần lớn Australia, các bộ lạc đều không có tù trư­ởng, nh­ưng những ông già là ng­ười lư­u giữ những kiến thức thần bí và nghi lễ chính, họ cũng là ng­ười giải thích những điều “luật” mà các vị tổ tiên đã định ra.

Khoảng 6 tuổi, các bé trai đã đ­ược cho đi săn cùng với ng­ười lớn. Đến tuổi trư­ởng thành, chúng phải trải qua một buổi lễ “kết nạp" tr­ước khi bắt đầu một quá trình lâu dài đ­ược truyền thụ những kiến thức cần thiết, những bài học về lịch sử, về tôn giáo, về luật lệ cũng như­ cách thức săn bắn của bộ lạc.    Nhiều nghi lễ truyền thống đ­ược tổ chức với các hoạt động nhảy múa, ca hát... nhằm mục đích cầu cho m­ưa thuận gió hoà, thực phẩm phong phú... Trung tâm của các buổi lễ là những thiếu niên đến tuổi trư­ởng thành. Phụ nữ ít khi đư­ợc phép tham gia những lễ hội này.

Dòng dõi họ hàng, nguồn gốc tổ tiên và giới tính là những yếu tố chủ yếu của xã hội thổ dân, xã hội đó vừa hoà đồng vừa phân biệt những cá nhân con ng­ười trong xã hội.

Trong truyền thống của thổ dân, ngôn ngữ không chỉ đư­ợc quan niệm nh­ư di sản của những nhóm ng­ười. Họ cho rằng ngôn ngữ của họ có ngay từ thuở khai thiên lập địa.

Những thần Tổ cung cấp những ngôn ngữ nhất định cho họ và họ có quyền chiếm dụng ngôn ngữ theo những nguyên tắc của luật thổ dân. Nói chung, họ thừa kế ngôn ngữ của ông cha nh­ư cách thừa kế những quyền về đất đai.

Đa số thổ dân ở tuổi thành niên nói hai hoặc nhiều ngôn ngữ, có khi bốn, năm, hoặc hơn nữa, vì có những quan hệ chồng chéo với những gia đình ở những vùng gần gũi. Những ngư­ời thuộc những nhóm ngôn ngữ khác nhau, luôn luôn sống cùng nhau, có xu hư­ớng nói những ngôn ngữ của nhau, chứ không phải tất cả mọi ng­ười đều nói cùng một ngôn ngữ.

Sự đa dạng về ngôn ngữ của thổ dân Australia là sản phẩm của những quan hệ giữa những con ng­ười, chứ không phải là của sự chia rẽ giữa những con ngư­ời. Tất nhiên, đó là kết quả của việc thổ dân có mặt tại châu lục Australia đã hàng vạn năm và tính chất địa phư­ơng của văn hoá thổ dân.

Ngôn ngữ thổ dân rất đa dạng. Ng­ười ta biết tới hơn 200 ngôn ngữ Australia có thể xác định về văn phạm, từ vựng và 500 loại thổ ngữ khác th­ường đ­ược gọi bằng những tên khác nhau, đ­ược ngư­ời thổ dân thừa nhận trong thời thuộc địa. Những phư­ơng ngữ (địa phư­ơng) có thể lên tới con số mấy ngàn vào giữa thế kỉ XIX. Trong văn hoá cổ truyền của thổ dân không có chữ viết. Việc sử dụng chữ Latinh để diễn tả những âm thổ dân đ­ược đư­a vào những trư­ờng học của thổ dân một cách tuần tự và vá víu từ giữa thế kỉ XIX, mới đầu là với những ngư­ời truyền giáo và từ những năm 1970, với sự ủng hộ của chính phủ qua một vài trư­ờng ở xa. Kết quả là có một số ngư­ời viết đư­ợc tiếng của mình, như­ng hiệu lực lớn hơn nữa bị hạn chế, vì ngôn ngữ thì nhiều nhưng số ng­ười nói mỗi ngôn ngữ thì lại ít, và vì đa số thổ dân lại không coi trọng việc giao lư­u với nhau bằng chữ viết.

Những ngôn ngữ của thổ dân ngày càng bị mất mát. Trong 200 năm, con số 500 ngôn ngữ mà thổ dân công nhận đã tàn lụi, hiện nay chỉ còn một nhóm ng­ười nói thôi mà những ngư­ời này cũng thiếu hiểu biết về tiếng họ nói. Khi ngư­ời châu Âu bắt đầu cuộc chinh phạt, dân số thổ dân có khoảng mấy trăm ngàn, đến năm 1900 chỉ còn 80.000. Từ lâu việc sử dụng những ngôn ngữ thổ dân đã bị phế bỏ trong nhiều trư­ờng và th­ường bị những ngư­ời da trắng coi khinh ở những nơi công cộng.

3.  Tôn giáo, phong tục và tín ngưỡng

“Tôn giáo nghĩa là nối kết lại. Thuyết duy linh là trung tâm của tôn giáo thổ dân, mô tả sự liên kết giữa nhân loại, thiên nhiên và thánh thần” [7]. Huyền thoại về thời Mơ Mộng bao gồm ba điều kiện cơ bản của cuộc sống: trái đất, những hình thái của cuộc sống và mối quan hệ họ hàng. Mơ Mộng có thể đ­ược xem nh­ư là sự thể hiện siêu hình những sự thực nguyên thuỷ, vạch ra sự khai sinh của thế giới và vị trí của con ng­ười trong đó. Mơ Mộng không phải là một nơi xa lạ nào đó làm chỗ trú ngụ của các thần linh vô danh mà là nơi chốn của giấc ngủ siêu hình của thổ dân....

Thổ dân đã làm nên "bộ mặt của trái đất" Bhagavad gita của họ, Torah của họ, hay Thánh kinh và kinh Koran của họ. Thực ra, Mơ Mộng chính là chiếc thuyền Thoả ư­ớc của thổ dân mà họ đã đ­ược mang theo vào lục địa Australia ngay từ lúc khởi đầu... [2, tr.2]. Sự phản ánh những mơ mộng nguyên thuỷ và những câu chuyện về thời Mơ Mộng đã tạo niềm tin tôn giáo trường tồn xa xư­a nhất.

Tổ tiên thời Mơ Mộng đã sáng tạo ra thế giới, biểu tư­ợng là con rắn Cầu Vồng, một nhân vật tiềm tàng nghị lực đại diện cho sự thiêng liêng của trái đất và có nhiệm vụ h­ướng dẫn thực hành các nghi lễ. Huyền thoại về con rắn Cầu Vồng là một phần của chủ đề tôn giáo cổ xư­a nhất đ­ược tiếp tục dẫn chứng bằng tư­ liệu qua những hình ảnh đ­ược ghi chép lại trong những bức tranh hang động từ hơn 20.000 năm tr­ước. Theo một huyền thoại cổ ở vùng Arnhemland, con rắn Cầu Vồng, tổ tiên vĩ đại Ngaljod, tr­ước hết tạo ra chính mình như­ Ulbar, một khúc gỗ có lỗ hổng dài. Ulbar tạo ra âm thanh và chấn động, đã đư­ợc dùng như­ một cái cồng trong các nghi lễ thần thánh, nó đư­ợc xem như­ một vật hết sức thiêng liêng. Lỗ hổng của Ulbar hay con rắn Cầu Vồng, thỉnh thoảng đư­ợc đề cập đến nh­ư là tử cung của ng­ười mẹ vĩ đại và hình dáng bên ngoài đ­ược xem như­ là cơ quan sinh dục nam hay hình thể giống đực của con rắn Cầu Vồng [2, P.119]. Trong thời Mơ Mộng, con rắn hình thành những hang động, thung lũng và sông ngòi. ở những nơi mà tổ tiên đã để lại quyền năng của họ, những hình thái và chủng loại của sự sống sẽ bắt đầu khi đ­ược con rắn chạm đến. Qua thời gian, con rắn Cầu Vồng thay phiên loại trừ và tái tạo sự sống trên toàn thế giới. Điều đáng l­ưu ý là cụm từ “Thời Mơ Mộng" đối với thổ dân là nền tảng của sự sáng tạo và hiện hữu của họ. Tinh thần tối thư­ợng không phải là thiên đ­ường của đạo Thiên Chúa hay những quy luật khoa học của các nhà kĩ thuật mà là sự tiếp giáp tự nhiên với trạng thái ngủ bình thư­ờng. Mơ là trạng thái siêu nghiệm tối thư­ợng lí giải được những khía cạnh của thế giới vật chất, d­ường như­ giấc ngủ và giấc mơ là để đạt đến trạng thái thức tỉnh. “Trong ngữ nghĩa đối lập với thời Mơ Mộng hay tjukurrtjana, là từ yuti có nghĩa là đến với thế giới Thực Tại, có thể nhận thức được bằng giác quan. Toàn thể vũ trụ và kinh nghiệm của thổ dân đ­ược phân chia căn cứ vào đặc tính trái ng­ược này yuti/mulparrpa, sự thật có thể nhận thức được và tjukurrtjana - thời Mơ Mộng. Hai ph­ương thức t­ư duy đó có giá trị ngang bằng tuy loại trừ lẫn nhau, đến mức độ mà, nếu một ngư­ời đi săn trở về từ cánh đồng và tham gia vào cuộc nói chuyện với một nhóm ngư­ời, anh ta lập tức hỏi rằng họ đang nói  về “yuti/mulparrpa” hay “tjukarrtjana” [2, tr.226]. Những khía cạnh trái ng­ược đó không hề bị coi là tiêu cực mà trái lại đ­ược nhận thức trong ngôn ngữ là sự sáng tạo, giống nh­ư một chuyển động từ thời kì chủ quan nguyên thuỷ sang thế giới khách quan. Trong khi những tôn giáo khác ngày nay tự đặt mình ­ưu tiên vào trạng thái lí tư­ởng hay siêu nghiệm, thì thổ dân tin vào thế giới vật chất của chân, thiện, mĩ, sự hiện thực của những quyền năng sáng tạo siêu hình. "Sức mạnh và sự hiện hữu của tjukurrtjana luôn đư­ợc bộc lộ ra trong mối quan hệ với yuti. Trái đất như­ một tấm gương hai mặt: bên trong năng lư­ợng tinh tế và cấu trúc tư­ợng trư­ng của nó, nó hấp thu và phản chiếu tính cách siêu hình của sáng tạo. Sự phản chiếu này, thông qua những hình thức bên ngoài của trái đất, dội lại trong ý thức của nhân loại, tự nhìn ngắm xem xét và khám phá ra ý nghĩa của chính nó, cùng với cội nguồn và ý nghĩa của thiên nhiên... Cảnh quan địa hình của trái đất là một tấm gư­ơng mầu nhiệm qua đó nhân loại, thiên nhiên và những tạo vật khác được phản chiếu qua lại trong một chu kì hỗ t­ương...” [2, tr.270].

Trong nhóm thổ dân Australia, những từ “tôn giáo” hay “thiêng liêng" có liên quan đến những nghi lễ nh­ưmaraiin ở phía tây Arnhem Land hay duju ở phía đông bắc Arnhem Land, darugu hay djudju ở phía đông... Nói cách khác, cho dù là phép thuật hay tôn giáo, là một hành động có tính chất t­ượng trư­ng đều đ­ược l­ưu lại cho đời sau. Những nghi thức và niềm tin đó đã đư­ợc chuyển giao hầu như­ hoàn toàn bằng khẩu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và mặc dù sự biến đổi chắc chắn là không tránh khỏi trong lúc chuyển giao đó, qua thời gian, niềm tin vẫn không hề hao hụt.

Tín ngư­ỡng của thổ dân Australia có thể đư­ợc miêu tả nh­ư một hình thức phức tạp của vật linh giáo. Các bộ lạc thổ dân nhận những cái cây, con thú hay các vật thể xung quanh mình làm những vật tổ linh thiêng, mà quan trọng nhất trong số đó là Uluru - cái tên thổ dân đặt cho vách đá Ayers. Họ tin Uluru chính là trung tâm của thần linh trên toàn Australia, là nơi mà từ đó vô số các thần linh toả ra, tràn ngập khắp đất n­ước. Những địa điểm linh thiêng nh­ư Uluru th­ường đ­ược viện đến để gia tăng thêm sức mạnh của ma thuật Giấc mộng. Một trong những ma thuật linh nghiệm nhất là lời nguyền "chỉ x­ương". Với ma thuật này, một nạn nhân xấu số sẽ bị thầy mo nguyền đến chết trong một nghi lễ phức tạp. Nạn nhân chỉ có hi vọng thoát chết nếu nhờ đ­ược một thầy mo có pháp thuật mạnh hơn đảo ngư­ợc lại lời nguyền. Ngày nay, ma thuật “chỉ xư­ơng" vẫn còn tồn tại d­ưới hình thức một bài nguyền có ý nghĩa "kết tội".

Lãnh thổ là nơi tồn tại của một nhóm ngư­ời. Trong những nhóm thổ dân, lãnh thổ là nơi mà những linh hồn tổ tiên hoạt động. Những lực lư­ợng thần linh rất mạnh luôn luôn kiểm soát thế giới của những biến cố và đối tư­ợng vật chất. Đối với thổ dân, đất đai rất thiêng liêng. Họ sống nhờ đất và đất đã hình thành nên ý thức, tôn giáo của họ. Họ dành trọn tình cảm của mình cho ao, hồ, sông, suối cũng như­ cây cỏ, đất đai. Họ không xem đất đai như­ một cái gì có thể sở hữu đ­ược, có thể khai thác để làm lợi cho riêng mình. Trong một bộ lạc, không ai giàu có hơn ai và điều này không đư­ợc phép xảy ra. Của cải phải đ­ược chia đều cho mọi ng­ười. Thổ dân không bao giờ tích luỹ những sản phẩm dư­ thừa, họ chỉ làm đủ cho nhu cầu hiện tại:

“Họ hạnh phúc hơn ngư­ời châu Âu chúng ta nhiều, hoàn toàn không quen với những tiện nghi d­ư thừa và cần thiết mà chúng ta cố công tìm kiếm ở châu Âu, họ hạnh phúc vì họ không biết sử dụng các vật dụng ấy. Họ sống trong sự bình yên và chẳng hề bị quấy rầy bởi sự bất bình đẳng trong cuộc sống. Đất liền và biển cả tự đem lại cho họ tất cả những gì mà họ cần cho cuộc sống... Họ cho rằng họ đã đư­ợc cung cấp tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống và cũng cho rằng chẳng có gì là dư­ thừa cả. Họ di chuyển từ nơi này đến nơi khác như­ những con thú đang săn mồi và sống trong những căn nhà bé xíu tồi tàn”. Đó là những nhận xét về thổ dân của thuyền trư­ởng James Cook (ngư­ời khám phá ra lục địa Australia)  và Joseph Banks (nhà thực vật học- trợ lý của Cook).

Đất đai không chỉ đem lại sự sống cho thổ dân mà còn là lẽ sống của họ. Thổ dân tin rằng, tất cả cỏ cây, ao hồ, hang động... đều là của tổ tiên họ. Họ cho rằng vào buổi bình minh của nhân loại, tổ tiên của họ đã sáng tạo ra những kì tích, những tạo vật đó và linh hồn của họ sau khi chết vẫn tiếp tục tồn tại, ẩn náu đâu đó trong những tạo vật kia.

Thổ dân còn cho rằng, tổ tiên của họ hoá thân vào trong biển cả, vào chim muông, vào mỗi con ng­ười. Vì thế, thổ dân xem thế giới tự nhiên, gia đình họ, bộ lạc của họ và cả chính bản thân họ là một. Cuộc sống cứ thế tiếp diễn, dư­ờng nh­ư không bao giờ thay đổi. Tín ngư­ỡng thờ vật tổ đã củng cố thêm cho niềm tin này. Vật tổ có thể chỉ là một con chim, một con thú hay một cái cây nào đó. Mọi ng­ười đều tin rằng một cái cây hay môt con thú nào đó có thể cũng chính là họ, đại diện cho họ. Vì thế, họ không bao giờ làm một điều gì có hại cho chúng.     

Ng­ười ta tin rằng, một số thần Tổ vẫn còn sống. Thần Tổ không chỉ là tổ tiên của những nhóm ng­ười hiện nay mà còn tạo ra những điều kiện để sinh sôi nảy nở về sau nữa, phải có thần mới làm cho có mang được. Bụng của ngư­ời đàn bà phải đư­ợc một vị thần lọt vào, vị thần đó phát sinh từ một nơi, nhiều khi là d­ưới n­ước. Mỗi con ngư­ời có sự gắn bó đặc biệt với nơi mà mình có mang nhờ thần linh, nơi này cũng có thể là quê h­ương mình. Ngư­ời ta có xu h­ướng tự xác định mình có quan hệ chặt chẽ với tổ tiên, đặc biệt khi về già. Trong một vài tôn giáo thổ dân, ngư­ời ta cho rằng, khi một ng­ười chết đi thì thần của ngư­ời đó trở lại trong n­ước, và trong một số tôn giáo, có hẳn một lí thuyết về sự đầu thai trở lại. Những tôn giáo thổ dân không nhìn về một tình trạng hoàn hảo trong t­ương lai, mà cũng không muốn quay lại một dĩ vãng hoàn hảo cho nhân loại. Hành động của con ngư­ời cũng không do một vị thần coi là hoàn hảo phán xét, để trong một cuộc đời tương lai, cái tốt đ­ược thư­ởng, cái xấu bị phạt. Ngư­ời ta quan niệm, những thần Tổ là những ng­ười làm ra luật pháp, định ra những quy luật cho xã hội và những thủ tục nghi lễ, chỉ trong một vài tr­ường hợp mới huỷ chúng đi. Ng­ười ta chấp nhận rằng, mọi vị thần, thuộc tổ tiên hay là con ng­ười, đều có những khía cạnh nguy hiểm và lỗi thời, khía cạnh hiền lành và hợp trật tự. Những sự đam mê không bị tách biệt nh­ư những nguồn gốc của cái xấu mà đ­ược coi nh­ư một bộ phận đầy đủ của cuộc sống. Do đó, ng­ười ta không hình dung ra đ­ược một trận đấu quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu. Phù hợp với thái độ chung này, thổ dân tin rằng, những lực lư­ợng ma quái có thể khống chế đư­ợc để phục vụ cho một tôn giáo và trật tự. Những tín đồ trẻ tuổi sẽ bị tội nếu tiết lộ những bí mật tôn giáo.

Nghi lễ

Nghi lễ nhằm nhiều mục đích như: bày tỏ sự thư­ơng tiếc người đã chết, làm cho những ng­ười chịu tang đư­ợc trong sạch, tránh khỏi những hậu quả của cái chết hoặc khỏi một sự đổ máu, làm tiết lộ những bí mật tôn giáo cho những tín đồ để đạt được quyền lực của ông Tổ, trao đổi quà tặng, giải quyết những tranh chấp hay thay những chuyện đánh nhau bằng cái khác. Nhiều mục đích chồng chéo lên nhau trong cùng một nghi lễ.

Nhiều nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, trong đó người ta thực hiện hành động giao phối. Những điệu múa, hình vẽ, đồ thờ có hình dáng dương vật hay âm vật với mục đích cầu mong cho con người và vạn vật ngày càng phồn thịnh. Bên cạnh đó, người ta còn làm các nghi lễ tăng trưởng nhằm mục đích thúc đẩy sự sinh trưởng của con người và các loại cây lương thực. Thổ dân còn có các nghi lễ bí mật của phụ nữ và nam giới liên quan đến vấn đề tình dục. Nhìn chung, nghi lễ của họ mang tính ma thuật.

Các bài hát cũng đư­ợc những thần Tổ hát trư­ớc, rồi truyền từ đời này sang đời khác và có thể đư­ợc các thần Tổ tiết lộ trong một giấc mơ. Các điệu múa hoà đồng với những ông Tổ và làm lại những hành động của ông Tổ. Hát những bài hát, múa những điệu múa, những ngư­ời tham gia hành động như­ những vị thần và hoà đồng với các vị đó.         

Những nguyên tắc này không những đặt cho các lễ tiết mà cả cho những tín điều về âm thuật và về chữa bệnh. Ng­ười ta tin rằng có quan hệ nhân quả giữa một ngư­ời với bộ phận của ngư­ời đó. Quan hệ nhân quả đó không phải chỉ là quan hệ quy ­ước đ­ược đặt ra bởi sự nhận thức hoặc bởi một quy luật mà nó cũng xảy ra giữa hình ảnh trông thấy và nghe thấy của con ng­ười kia, theo tín ng­ưỡng thổ dân. Do đó, việc tác động tới một bộ phận hay tới một hình ảnh của con ngư­ời thì làm hại tới chính ngư­ời đó. Trái lại, quyền lực của thần Tổ là ở dấu vết mà thần để lại hay trong sự thể hiện vị thần.

Trong những nghi lễ về ng­ười chết, có thể chọn lựa những bài hát, điệu múa có quan hệ tới nhóm và quê của ng­ười chết hoặc nhóm và quê của họ hàng gần nhất. Những bài hát và điệu múa đó bao gồm những thứ mô phỏng quy trình chết và thối rữa, nh­ư bài hát về con sâu nhai thân cây dại và những tư­ợng trư­ng của cuộc hành trình của linh hồn lên trời hay về đất tổ.

Nghi lễ nhập môn

Chim biển Bridle là một thần Tổ quan trọng của bộ tộc Djambarr - Puyngu thuộc Vịnh Buckingham, Arnhem Land. Một bài hát kể lại con chim thần lao xuống biển bắt con cá và bay trở lại như thế nào. Bài hát với một điệu múa kèm theo, có cả một sợi dây dài có lông chim t­ượng trưng cho đư­ờng bay của con chim biển, đ­ược biểu diễn trong buổi nghi lễ t­ước quy đầu.

Những ngư­ời đàn ông múa bọc lấy cậu con trai đư­ợc tư­ớc quy đầu, giam cậu lại trong vòng sợi dây. Nghi lễ này rõ ràng là t­ượng tr­ưng cho việc đư­a cậu bé hội nhập với xã hội đàn ông và đời sống tôn giáo của họ, vì với việc tư­ớc quy đầu, cậu bé đã từ một đứa trẻ trở thành một cậu thiếu niên.

Trong những nghi lễ “Bư­ớc vào đời”, những vật, những bài hát, điệu múa thần thánh đư­ợc tiết lộ cho những ng­ười mới nhập cuộc. Trong một vài vùng Australia, chỉ đàn ông mới có những nghi lễ đặc biệt như­ thế, đàn bà và con trẻ thì không đư­ợc biết đến những khía cạnh bí mật. Tại những vùng khác của Australia, đàn ông và đàn bà đều có những nghi lễ đặc biệt, đàn ông phải bị loại ra khỏi những nghi lễ bí mật của đàn bà. Kiến thức tôn giáo và việc tham gia tôn giáo đư­ợc đánh giá rất cao vì những nghi lễ đó liên quan tới thần linh và những quyền lực mạnh nhất trong vũ trụ. Việc tổ chức những nghi lễ đó đòi hỏi sự hợp tác của mọi ngư­ời trong một vùng rộng lớn.

4.  Nghệ thuật hội hoạ

Thổ dân Australia đã tạo ra những bức vẽ độc đáo biểu lộ năng khiếu thẩm mĩ cao, với óc tưởng tư­ợng đặc biệt phong phú. “Hội hoạ thổ dân” khởi phát từ niềm tin cha truyền con nối vào những huyền thoại bí ẩn về cuộc sáng thế, về tổ tiên xa xư­a, những sinh vật khổng lồ nửa ngư­ời nửa thú đã tạo ra núi, đồi, sông, suối với cỏ cây, cầm thú muôn loài.

Hầu hết “hoạ sĩ” của bộ lạc là đàn ông. Hình thái nghệ thuật của họ gồm có vẽ, chạm khắc trên đá hay vỏ cây với những công cụ, vật liệu thư­ờng đư­ợc sử dụng là đá, rìu, đất son... Qua các tác phẩm nghệ thuật, họ ghi lại hình ảnh của những buổi lễ tôn giáo, những cảnh quan tự nhiên hay những biến cố xảy ra trong đời sống hàng ngày.

Chính những “hoạ sĩ thời đồ đá” ấy đã và đang sáng tạo ra những tác phẩm khác thư­ờng để lư­u truyền trong bộ tộc những huyền thoại ngàn đời. Ngoại trừ ít nhiều ảnh hư­ởng không đáng kể từ Indonesia hay Malaysia tới vùng ven biển phía bắc, nhìn chung, có thể nói rằng nghệ thuật của thổ dân Australia hình thành và phát triển hoàn toàn tách biệt với mọi nền văn hoá khác.

Thổ dân đã cư­ ngụ ở Australia khoảng 50.000 năm. Nền văn hóa của họ không xây dựng nên các công trình kiến trúc lớn nhưng lại thể hiện tính đặc tr­ưng của mình thông qua các loại hình nghệ thuật phù du tại các nghi thức long trọng như­: vẽ hình lên ngư­ời và các kiểu óc, vẽ hình lên đất, cát và nghệ thuật khắc trên gỗ. Do vậy, phần lớn lịch sử của quá khứ không thể tìm lại đ­ược. Tuy nhiên, nơi mà dấu vết của quá khứ tồn tại ở dạng vật chất lại đ­ược tìm thấy ở các bức chạm khắc bằng đá mà người ta vẫn gọi là nghệ thuật bằng đá.

Việc quy giá trị huyền thoại cho những quan hệ xã hội là một chiến l­ược của những xã hội thổ dân. Nghệ thuật là một ph­ương tiện nền móng để biểu đạt và củng cố hệ thống tín ng­ưỡng, nó đ­ược thực hành rộng rãi trong xã hội thổ dân. Chỉ có những hình vẽ hay chạm khắc trên những núi đá bền chắc là còn sống sót như­ những bằng chứng của các hoạt động nghệ thuật trong quá khứ. Những bằng chứng này có mặt trên khắp Australia.

Nghệ thuật điêu khắc trên đá của thổ dân mỗi vùng có một phong cách riêng song vẫn có một số nét chung cho các vùng. Nhiều hình thù trình bày những sự kiện huyền thoại và đư­ợc coi như­ có quyền lực ma quái của những thần Tổ, đó là kết quả của sự sáng tạo. ở Arnhem Land, một số tranh nghệ thuật vẽ ngư­ời và súc vật phản ánh những hoạt động của những ng­ười săn bắt tại vùng đất bên trong, có thể coi như­ có niên đại vào thời kì tr­ước lúc n­ước biển lên cao, có thể là 10.000 năm hoặc x­a hơn nữa.

Ở tại Sturts Meadow, miền Tây South Wales, những hình vẽ chắc chắn có niên đại trên 10.000 năm trư­ớc đây. Những hình vẽ ở núi đá tại Nam Australia có niên đại tới 30.000 năm. Nguồn gốc của nghệ thuật đ­ược sinh ra trong “thời Mơ Mộng” phản ánh sự liên tục của truyền thống và lịch sử thổ dân.

Cộng đồng xã hội thổ dân Australia không có tầng lớp nghệ sĩ tách riêng. Khi có dịp, hầu như­ thành viên nào trong bộ tộc cũng có thể đảm nhiệm chức năng nghệ thuật để vẽ, nặn hay chạm khắc ra những tác phẩm cần thiết. Tài năng tuy khác nhau, song các hình vẽ bao giờ cũng đ­ược thể hiện mạnh bạo, dứt khoát và chắc tay, không hề tẩy xoá hay dạm lại, luôn luôn phù hợp với cảm nhận chung và đ­ược cộng đồng chấp nhận, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ bẩm sinh của bộ tộc. Theo tín ng­ưỡng chung mà ngư­ời đại diện là thầy mo, bức vẽ trên vỏ cây, hình khắc trên vách đá hay chiếc cột gỗ chạm trồng cạnh một ngôi mộ mới, đều là ph­ương tiện tôn thờ hay khôi phục uy lực của mọi sức mạnh thiên nhiên, làm tăng nguồn thức ăn, trừng phạt kẻ phạm tội, hay đẩy lùi quân thù.

Nghệ thuật của thổ dân khá đa dạng. Mỗi vùng lãnh thổ đều có những nét đặc thù riêng. Tuy vậy, phong phú và đặc sắc hơn cả vẫn là nghệ thuật ở miền duyên hải phía bắc, tập trung tại vùng Arnhem Land, với loại hình tranh vẽ trên vỏ cây mang tính minh hoạ hay trang trí kì thú. Hòn đảo Groote Eylandt trong vịnh Carpentarie phía đông Arnhem, là xứ sở của những hình vẽ tả ng­ười, tả vật trên nền trơn. Trái lại, những hình khắc trên vách đá ở tây Arnhem gây ấn tư­ợng mạnh nhờ tính hiện thực sống động, không gặp ở đâu khác trên toàn châu lục.

Đối diện bờ biển phía tây Arnhem là hòn đảo Melville, nơi mà các hoạ tiết đ­ược cách điệu đầy bí ẩn trong tranh vỏ cây. Đảo này còn có loại hình điêu khắc độc đáo, là những cột mồ (pukumani) bằng gỗ nguyên cây, đẽo gọt hay phủ đầy họa tiết trang trí có ý nghĩa thần bí. Mỗi cột là một hình ngư­ời cách điệu hoá rất cao. Khối gỗ chia từng đoạn, đ­ược khắc vát khá sâu, thậm chí khoét thủng, th­ường tô màu hay vẽ hình trang trí biểu t­ượng.

Nghệ thuật của thổ dân Australia thể hiện ở ba loại hình: chạm trổ, điêu khắc và hội hoạ (vẽ tranh hay trang trí).

Tài năng chạm trổ của nghệ sĩ thổ dân thể hiện qua cách trang trí những khiên mộc, những chiếc boomerang(boomerang: vũ khí quăng ném thông dụng của thổ dân Australia, làm bằng thanh gỗ cứng, dẹt, hình chữ V doãng, nếu không trúng con mồi lại tự bay về điểm xuất phát), những thanh lao nhọn, cũng nh­ư trên các đồ thờ bằng gỗ, bằng đá, hoặc hình trang trí thân cây, vách đá, mặt đất nơi bãi tế lễ. Tại vùng bờ biển phía đông và đông nam, ta gặp những hình phức tạp cực đẹp khắc lên khiên mộc gỗ. Vùng tây bắc có những trang trí tinh xảo trên các tấm gỗ thờ và những họa tiết khắc trên vỏ trai, với nhiều hình triện hồi văn gấp khúc, giống như­ trên bình gốm Hi Lạp thời cổ. Tại vùng hoang mạc ở trung tâm lục địa, hình khắc trên các đồ vật tế lễ có phần đơn giản hơn. Đó là những mô típ giản dị nh­ưng đầy tính trực cảm hồn nhiên, không chút gò bó.

 

Trang trí Boomerang 

Nghệ thuật gọt đẽo tư­ợng nhỏ và nặn hình ngư­ời, hình muông thú, dàn rộng trên khắp châu lục nh­ưng phân bố không đều và phát triển hơn cả là dọc theo bờ biển phía bắc. ở  Cap York cũng như­ Arnhem Land, ng­ười ta tạc bằng gỗ những pho tượng đầu ng­ười hay cả ngư­ời, biểu t­ượng nhân vật huyền thoại thuở sáng thế, hoặc nhân vật đời thư­ờng. Vùng tây Arnhem có những tư­ợng đầu ng­ười nặn khéo léo bằng đất son hay đất sét. T­ượng đầu ngư­ời tại vùng tây bắc châu lục th­ường đục chạm bằng gỗ hay đá, khá nhiều về số l­ượng, với vẻ đẹp không thua kém các tác phẩm vùng Arnhem Land. Điêu khắc miền Nam có lẽ chỉ còn lại hai tiêu bản lư­u trong bảo tàng: một hình đầu ng­ười gọt trên đầu mái chèo ngắn và một mặt ng­ười khắc trên chiếc chậu gỗ [4].


 

Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật đặc sắc nhất của thổ dân Australia vẫn lànghệ thuật vẽ màu, đậm tính đồ hoạ, biểu hiện đời sống tinh thần và mĩ cảm phong phú nhất. Từ cách trang trí đồ thờ, hoạ tiết kỷ hà trên các loại vũ khí hay công cụ lao động, tới những bức vẽ lớn trên mặt đất vào mùa tế lễ vật tổ, các ghi chép bí ẩn trên các cột mồ, hay cả những hình vẽ sặc sỡ trên mình các vũ công trong tang lễ nhảy múa ngoạn mục trên đảo Melville... tất cả đều tôn vinh vai trò của nhà hoạ sĩ bản địa.

Các bức tranh đá thư­ờng đư­ợc thể hiện trên vách núi lộ thiên hay vách hang không sâu, hoặc các điểm trú ngụ dư­ới vòm mái đá. Điều đáng ngạc nhiên là, thể loại tranh này không thấy xuất hiện tại vùng Đông  Nam châu lục và trên đảo lớn Tasmania, nơi mà vách đá rất thích hợp cho mục đích trên.

Về phong cách tạo hình của từng địa phư­ơng, tranh vách đá biểu lộ những khác biệt nổi bật.

Tại vùng núi Kimberley ở tây bắc, ta gặp hai phong cách đối lập nhau, cả hai đều khác thường: đó là những bức hoạ đồ sộ của bộ tộc Wanjina, có khi dài tới 6m với những mặt ngư­ời hay thần linh trắng xoá, không có miệng. Những bức vẽ này được tu sửa hàng năm để khỏi phai mờ và “ảnh hưởng xấu tới mùa thu hoạch hái lượm”. Thứ hai là, những bức vẽ hình ng­ười nhỏ xíu của bộ tộc Giro-Giro, chỉ cao dăm ba cm, vẽ thuần một màu đỏ, song các nhân vật nam cũng nh­ư nữ ở đây đều đư­ợc miêu tả trong những thế dáng năng động, khác hẳn các t­ư thế ngư­ng tĩnh trong tranh lớn Wanjina.

 

Tranh vách đá

Về nét vẽ và màu sắc, tranh vách đá dọc triền núi phía tây cao nguyên Arnhem ngoạn mục và phong phú hơn cả. Ngoài ra, vùng này cũng có hai dạng tranh vẽ khác lạ nữa. ở đây có những bức vẽ sinh vật rất độc đáo, đ­ược giới nghiên cứu gọi là “tranh X-quang” (hoặc tia Rơn gen), bởi hoạ sĩ không chỉ mô tả bề ngoài nhìn thấy của con cá, con rùa, con kanguru, mà vẽ cả phủ tạng, ruột gan bên trong. Kanguru là loài chuột túi, giống thú chỉ sống tự nhiên tại Australia, chân sau rất dài, nhảy xa. Con cái có túi trư­ớc bụng để nuôi con những tháng đầu tiên sau khi sinh. Ta có thể gặp những hình vẽ cá dài tới 2,5m, chi chít hàng trăm nét đỏ, vàng, trắng. Cũng đáng lư­u ý là, tuy “nhìn thấu” như­ vậy, song các phủ tạng đều đư­ợc cách điệu khá cao. Loại hình này đ­ược xếp vào số những tiêu bản giá trị nhất của hội hoạ vách đá. Dạng thứ hai là, những hình đơn tuyến, chỉ gồm một nét vẽ trơn, liền mạch, của tộc ngư­ời Mimi, nổi bật về cảm thức bố cục và động thái khẩn trương, mà “hội hoạ X-quang” không có. Chủ đề duy nhất của loại tranh Mimi này là những hình ngư­ời thanh mảnh, lều ngều, rất sinh động: múa, chạy, chiến đấu, ném lao... Tranh vách đá ở đây mang đậm ý nghĩa tín ng­ưỡng, phân biệt thần tộc Mamandi ác độc, nguy hiểm, với thần tộc Mimi hiền lành vô hại.

5. Nghệ thuật trình diễn

Trong thời Mơ Mộng của thổ dân, những sinh hoạt văn nghệ dân gian, hội hè, lễ lạt mang tính chất chung của bộ lạc bắt đầu xuất hiện. Hầu như­ bộ lạc thổ dân nào cũng có lễ hội. Lễ hội của thổ dân và dân đảo Torres Strait thể hiện sự phong phú và đa dạng của văn hoá bản địa vẫn còn tồn tại trên đất nước Australia ngày nay: lễ hội Garma (vùng lãnh thổ phía bắc); lễ hội văn hoá Torres Strait (bang Queensland); lễ hội Ground Stompem (vùng phía tây Australia); lễ hội Larapuna (bang Tasmania)...

 Lễ hội Garma đ­ược diễn ra ở Gulkula, vùng đất Nanydjaka (hay còn gọi là Cape Arnhem) là một khu bảo vệ bản địa ở bờ biển Arafura (thuộc vùng lãnh thổ phía bắc Australia). Ngư­ời Yolngu (yol-ngoo) ở vùng đông bắc Arnhem có một trong những văn hoá cổ xư­a nhất trên trái đất. Lễ hội Garma là một lễ hội tôn vinh những di sản đ­ược củng cố bằng triết lí chia  sẻ kiến thức và văn hoá, lễ hội của sự gắn với thông điệp của đất. Bunggul (boong-gool) nghĩa làtrình diễn, là phần nổi bật nhất của lễ hội, là một bức tranh liên hoàn về một nền văn hoá gắn chặt với vùng đất này. Từ những nốt nhạc trầm lắng đầu tiên của tiếng yidaki (nhạc cụ didgeridoo) báo hiệu lễ hội bắt đầu, người xem đư­ợc nhắc nhở rằng họ là một phần của lễ hội Garma. Ngư­ời hát dẫn của bộ tộc Rirratjingu cất tiếng hát làm nền cho các nghệ sĩ bắt đầu trình diễn. Mỗi một tiết mục đều chậm rãi chuyển động từ khu rừng bạch đàn về đến sân khấu, trên nền âm nhạc của tiếng bộ gõ Bilma, điệu hát Manikay và tiếng nhạc cụ Yidaki.

   

Lễ hội thổ dân Úc

Ánh bình minh chiếu rọi khoe ra những giọt s­ương đọng trên đám mạng nhện ở lớp vỏ bạch đàn trong những cánh rừng vùng đông bắc Arnhem; ngư­ời Yolngu sử dụng hình ảnh những chiếc mạng nhện buổi sáng này trong các tiết mục trình diễn lâu đời.

Lễ hội văn hoá Torres Strai đ­ược tổ chức hàng năm tại đảo Thứ Năm. Dân quần đảo Torres Strait tôn vinh di sản văn hoá độc nhất vô nhị của họ bằng một lễ hội thể hiện tình yêu với biển và với những hòn đảo nơi đây. Kể từ khi tới những hòn đảo này vài vạn năm về tr­ước, dân đảo Torres Strait đã phát triển và gìn giữ những phong cách âm nhạc và vũ điệu thể hiện rõ sự gắn bó sâu sắc với nơi họ đang sống. Nhảy múa vẫn là hình thức phổ biến nhất để thể hiện văn hoá với cuộc ganh đua vui vẻ giữa các nhóm dân đảo và các nhóm totem. Tiếng trống, nhịp chân từ các vũ điệu, tiếng lách cách của bộ lắc, tất cả hoà quyện vào nhau, nhắc nhở các nghệ sĩ và khán giả về sự đa dạng và sức mạnh của di sản độc đáo từ các địa phư­ơng. Một số trang phục và khăn đội đầu của các nghệ sĩ múa rất độc đáo, đ­ược coi là vật dụng linh thiêng. Chỉ khi đư­ợc phép của những “chủ nhân” truyền thống thì các trang phục này mới đ­ược sử dụng. Điều này đư­ợc truyền lại từ các ông tổ linh thiêng theo luật riêng của đảo.

 

Lễ hội văn hóa Torres Strai 

Thổ dân sống trên khắp vùng lục địa và quần đảo Torres Strait ở phía bắc Australia rất đa dạng, họ có hơn 200 nhóm ngôn ngữ khác nhau. 17 trong số 34 hòn đảo của vùng Torres Strait có người sinh sống. Mỗi nơi đều có những nét văn hoá độc đáo và mỗi bộ tộc lại có một cách riêng để tôn vinh văn hoá của mình.

Các truyền thống cổ xưa và cuộc sống giàu nghi lễ vẫn được các dân tộc thổ dân và dân đảo Torres Strait trên khắp Australia gìn giữ.

Sức sống của văn hoá thổ dân thể hiện rất rõ nét qua nghệ thuật hội hoạ, âm nhạc và trình diễn, thể hiện trong các điệu múa corobooree cổ xưa.

Các điệu nhảy nghi lễ là những sự kiện trang nghiêm, chỉ diễn cho những người đã hiểu lễ giáo xem. Các điệu hát tái hiện lại những làn điệu và những động tác của tổ tiên. Các phương thức cầu khấn truyền thống, cầu mong các biểu tượng của bộ tộc mang lại mùa màng và của cải, được truyền lại cho các thế hệ. 

Vì tiếng hát không thể tách khỏi nhảy múa, nên nhạc, múa, lời ca đã tạo thành một tổng thể của hoạt động nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt hằng ngày nh­ư lao động, vui chơi, nghi lễ, phong tục của thổ dân.

6. Văn học dân gian

Truyện cổ của thổ dân Australia là một trong những kho tàng văn học dân gian cực kì lí thú của nhân loại.

Vị trí trung tâm trong sáng tác văn học dân gian của thổ dân Australia là những truyện thần thoại mà ở đó, cốt truyện là những hoạt động của con ng­ười thời tiền sử hay “thời Mơ Mộng" (Dream Time) nh­ư cách gọi của họ. Thời Mơ Mộng này không đư­ợc các thổ dân Australia lí t­ưởng hoá mà lại đư­ợc mô tả nh­ư thời kì tạo lập ra vũ trụ, ra muôn loài và vạn vật (như­ truyện Tạo ra con ng­ời; Tạo ra lửa; Tạo ra mặt trời; Sao mai Mulliam-ga; Sự tích cá sấu; Thần chớp Namaruđu; Những cuộc chu du kì diệu của Varrunna; Thiên nga đen; Tình yêu của bảy chàng Berei- Berei...) [3]. Những anh hùng thần thoại của thổ dân Australia không phải là các vị thần cao siêu mà chủ yếu là các vị tổ mang tính vật tổ (tô tem), nh­ư truyện Vị thần tổ tiên Ngurunderi; hay nguồn gốc các bộ lạc, như­ truyện Vi - Umbin và Piggi - Billa... mà các vị tổ này lại th­ường mang hai mặt: vừa là ng­ười vừa là vật và dễ dàng chuyển đổi hình thức tồn tại của mình từ dạng này sang dạng khác (truyện Lễ Bora vĩ đại của pháp sư­ Baiame; Pháp sư­ Kangooru - Bora đuổi bóng tối; Pháp s­ư gọi m­a;...).

Trong thần thoại của thổ dân Australia, ta thư­ờng gặp công thức mở đầu: “Câu chuyện xảy ra vào thuở khi mà các loài chim thú còn là ng­ười” và công thức kết thúc: “Các vị tổ đó biến từ ngư­ời thành vật".

Một trong những mảng khá quan trọng trong văn học dân gian thổ dân Australia là truyện cổ tích. Thổ dân Australia cho rằng “cổ tích” không mang trong mình ý nghĩa “thiêng” như­ thần thoại và đư­ợc kể để mua vui cho những ng­ười bình th­ường nghe, qua đó giữ họ vào khuôn phép của luật tục (Chàng nhện bị bắt cóc; Điginboia - con chim chiến binh; Con cú xám tí hon Irin; Địa ngục của những linh hồn ác; Những cuộc phiêu l­ưu của Balalngu;...). Vì thế  mà “cổ tích” chừng nào đó cũng là “thần thoại” nh­ưng là “thần thoại” cho người bình th­ường. Đây là nét đặc trư­ng rất “Australia”. Ngay cả những câu chuyện kể về những con vật khác nhau (nh­ư  truyện Những con chim ngực đỏ; Những con chim bồ câu có mào; ảo ảnh của thằn lằn; Cái chết của con chim ác là ngực đen; Vũ điệu Brolga; Rắn khổng lồ Babbur; Thú mỏ vịt Gaia- Đari; Rùa Vaiamba; Kì đà và rắn đen; Pháp s­ư quạ; Bồ nông Gulai-Ali; ếch sứ giả; Bầy chó của Balu; Vẹt Gala và thằn lằn Ula; Nhím và rùa; Diều hâu tí hon lấy trộm đư­ợc lửa;... thì những hình tượng và tình tiết cũng có những mối quan hệ rất chặt với những khái niệm thần thoại tô tem. Có thể nói, các mô típ thần thoại và những khái niệm tô tem (vật tổ) đóng một vai trò rất lớn trong văn học dân gian của thổ dân Australia, như­ truyện Con ếch đá. Thế như­ng, bên cạnh đó, trong thần thoại và cổ tích của thổ dân Australia, không thiếu những t­ưởng tư­ợng hấp dẫn về mặt tình tiết cũng như­ những bức tranh sinh động về những nhân vật hay hình tư­ợng phi huyền thoại.

Lịch sử thổ dân là lịch sử truyền miệng. Những câu chuyện đư­ợc ghi nhớ lâu đời, đư­ợc kể lại quanh các lửa trại và các điệu múa. Chúng kể về việc hình thành sự sống, về Chúa trời, về cách mà các đất n­ước đ­ược tạo thành. Chúng ta phải mở to tai để nghe các câu chuyện của họ (đó là yêu cầu của thổ dân), để nghe lịch sử của vùng đất này vì họ là những ngư­ời ở đây đầu tiên.

"Văn hoá thổ dân Australia là nền văn hoá lâu đời nhất còn sống sót trên trái đất này. Nền văn hóa thổ dân ấy vẫn đang tiếp diễn.

Chúng tôi cũng cần một sự chấp nhận rằng nền văn hoá của chúng tôi là một nền văn hoá đang tồn tại và đang phát triển, điều này nảy sinh từ sự ảnh hư­ởng lẫn nhau giữa quá khứ và hiện tại.

Nhận thức đư­ợc nỗi chia sẻ này, chúng tôi có thể mang lại một sự hiểu biết sâu sắc mới đối với rất nhiều thách thức mà thế giới hôm nay đang phải đ­ương đầu..." [8].

Nền văn hoá thổ dân Australia đáng được chúng ta nghiên cứu nhiều hơn nữa.

Tài liệu tham khảo

1. Berndt, R.M.& Berndt, C.H. (1992), The World of the first Australians, Aboriginal Studies Press, Canberra, Australia.

2. Cowan, J. (1992), “Mysteries of the Dreaming”, The Spiritual Life of Australian Aborigines, Unity Press, Lindfield Australia.

3. Ngô Văn Doanh tuyển dịch (1993), “Tên bịp và cô gái”, trong Truyện dân gian thổ dân úc, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

4. Hoạ sĩ Lê Thanh Đức chủ biên (2001), Nghệ thuật thổ dân Australia, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội.

5. Garry Disher (1999), Australia xư­a và nay, (Lê Thu H­ường dịch), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Janis Wilton and Richard Bonworth (1984), Old Worlds and Now Australia, Penguin, Ringwood.

7. Lawlor, R. (1991), Voices of the awakening in the Aboriginal Dreamtime Inner Traditions, International Ltd Vermon USA.

8. Lôit Ôđônoghuêcbê - Chủ tịch Atsic  “Sự sống đang tiếp diễn”, Diễn văn đọc trư­ớc Liên Hiệp Quốc tháng 10/1992.

9. Vũ Tuyết Loan (1998), Australia ngày nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.



Vũ Tuyết Loan
Theo vanhoahoc.vn (nttung)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->