Cơ khí [ Đăng ngày (12/08/2013) ]
Súng phóng lựu đa năng
Súng phóng lựu không giật Carl Gustafvđược coi là loại súng chống tăng, diệt hỏa điểm đa năng có tính năng tốt, hiện được trang bị trong quân đội khoảng 40 quốc gia. Nó có thể xuyên thép dày 400 mm. Nếu lắp loại đạn từ đầu nòng, súng công phá được hỏa điểm dày trên 900 mm.

Carl-Gustav ban đầu được phát triển tại tập đoàn Carl Gustav STADS Gevärsfaktori (Thụy Điển). Nó có cỡ nòng rãnh xoắn 84 mm, khác với những súng phóng lựu nòng trơn (giữ đường bay thẳng bằng đạn có cánh ổn định).                           

Do nòng có rãnh xoắn, đạn phóng ra quay quanh trục, nên súng phóng lựu này có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, dùng chống tăng, chống thiết giáp, phá hủy các công trình quân sự và sát thương sinh lực. Tốc độ bắn khá nhanh 6 phát/phút. Kính ngắm quang học của Carl-Gustav có độ phân giải 2x, trường nhìn 17 độ. 

Nhóm hỏa lực sử dụng súng này gồm 2 người. Khi nạp đạn thông thường vào đuôi súng, xạ thủ phải tháo đai khớp.

Carl-Gustav Model M3 được Công ty Saab Dynamics (Mỹ) nâng cấp chế tạo sau này khác với mẫu ban đầu, trọng lượng của súng giảm còn 8,5kg, dài 1,1 m. Kính ngắm quang học có thêm thiết bị đo xa laser, có kính ngắm điện tử quang học 2 chế độ ngày-đêm.

Để tăng cường khả năng tấn công xe tăng, súng mới cho phép lắp từ đầu nòng loại đạn 135mm nổ lõm FFV597, nặng 8 kg với khả năng xuyên thép đến 900mm.

Súng Carl-Gustav có thể bắn 100 phát mới phải bảo dưỡng, súng sử dụng nhiều loại đạn:

FFV551 là đạn chống tăng phản lực (RAP), tầm bắn hiệu quả lên đến 700 m (400 m với mục tiêu cố định), trọng lượng đạn là 3.2 kg.

FFV751 là loại đạn xuyên giáp HEAT (2 liều nổ lõm lắp nối tiếp nhau, được kích nổ lần lượt), tầm bắn hiệu quả 500 m, khả năng xuyên giáp lớn hơn 500 mm, khối lượng đạn 4 kg.

FFV441 là loại nổ phá mảnh HE, có thể bắn theo đường đạn cầu vồng lên đến 1.000m, đạn có thể nổ khi va chạm hoặc nổ trên không, hiệu quả bắn lên đến 1.100 m.

Đặc biệt FFV502 là loại đầu đạn có khả năng nổ chậm khoảng 1/10 giây.

Ngoài ra súng này còn bắn được đạn khói, đạn chiếu sáng (bắn xa tới 2.500m). Đã có nguồn tin súng có thể dùng loại đạn phóng lựu FFV441B, nổ phá mảnh kiểu “cóc” như M79 của Mỹ.

Hơn 40 nước đã trang bị súng phóng lựu Carl-Gustav. Hơn thế, Carl-Gustav đã từng “thử lửa” trong các cuộc xung đột và chống khủng bố.

Trần Văn
Theo Báo điện tử Chính phủ (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->