Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu phát biểu rằng một chiến lược tiếp cận để quản lý cây xanh trên khắp lục địa có thể có một tác động tích cực đối với biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu đầu tiên ở thảo nguyên Châu Phi của Đại học Edinburgh đã tiết lộ nạn phá rừng ở trung tâm phía nam Châu Phi là do gia tăng dân số, do hậu quả của chiến tranh, và do nhu cầu ngày càng tăng của cây cho nông nghiệp và nhiên liệu.
Việc mất rừng này đe dọa hệ sinh thái và sinh kế của người dân. Các nhà khoa học cho rằng tình hình này có thể được giảm nhẹ bằng cách sử dụng nhiên liệu bền vững thay vì than, và kết thúc việc đốt rừng trong hỗ trợ nông nghiệp và chăn nuôi.
Mất cây có thể tác động về biến đổi khí hậu, vì rừng lưu giữ cacbon trong thân và nhánh cây, giúp làm giảm lượng khí carbon dioxide độc hại trong không khí. Theo dõi diễn biến rừng trên khắp lục địa có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về tác động của cây rừng trên mô hình thời tiết, và nâng cao các dự báo về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nghiên cứu đã xác định có một sự phân chia Nam Bắc, trong khi hầu hết các khu rừng ở miền Nam đang mất đi độ che phủ, nhiều đường xích đạo của phía Bắc đang được gây trồng cây xanh. Các khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất là Cộng hòa Dân chủ Congo, Angola, Zimbabwe, Zambia và Mozambique.
Tăng độ che phủ rừng phía Bắc của lưu vực Congo có thể nguyên nhân do sự di cư đến các thành phố, kết quả ít cháy rừng hơn, và ít săn bắn nhiều động vật có vú lớn, giảm phá hủy cây rừng.
Nghiên cứu của Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên được xuất bản trong Philosophical Transactions of the Royal Society B cho biết các nhà nghiên cứu đã phân tích các nghiên cứu về độ che phủ ở phía bắc thảo nguyên Châu Phi và kết hợp với sự ghi nhận của 25 năm từ dữ liệu vệ tinh.
Tiến sĩ Ed Mitchard của Trường Đại học Khoa học Địa chất Edinburgh cũng là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết việc sử dụng đất ở Châu Phi ảnh hưởng đến bao nhiêu rừng có thể trồng và khả năng hấp thụ lượng khí thải carbon. Nếu con người giảm đốt, chặt phá rừng và thảo nguyên, thì chúng sẽ phát triển và giúp hạn chế tác động của khí thải carbon, nhưng thay vì ở nhiều nơi mọi người đang tác động nhiều đến rừng, đang thêm vào lượng khí thải carbon. |