Giải pháp [ Đăng ngày (24/06/2013) ]
Pin làm từ vỏ cua
Từ cấu trúc nano của vỏ cua, các nhà nghiên cứu Stanford hi vọng tạo ra một loại pin lithium-ion với khả năng tích trữ điện năng gấp 10 lần các loại pin hiện nay.

Mặc dù khả năng tích trữ điện năng của pin lithium-ion có thể được tăng cường bằng phương pháp sử dụng cực dương Silic và cực âm làm từ lưu huỳnh, những loại chất liệu này thường làm các hạt mang điện tích có xu hướng chuyển động mở rộng và gây va chạm lẫn nhau làm các hạt mang điện tích nứt ra. Để tránh hiện tượng này, các nhà nghiên cứu đã đặt lưu huỳnh và silic vào bên trong các sợi cacbon siêu nhỏ.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra bên trong vỏ cua, có các rãnh nhỏ với chiều rộng chỉ khoảng 70 mm, có thể thay thế các sợi cacbon như là các khuôn cho các hạt mang điện tích. Nhóm nghiên cứu, được dẫn dắt bởi giáo sư Yi Cui, đã thực hiện thí nghiệm bằng cách tách các sợi nano từ vỏ cua , sau đó bơm lưu huỳnh và silic vào. Sau 200 vòng nạp - xả, 60% khả năng lưu trữ điện năng vẫn còn tích trữ trong trong các điện cực có chứa lưu huỳnh và 95% vẫn còn trong điện cực chứa silic so với hầu hết các loại pin trên thị trường hiện nay chỉ giữ lại 80% điện năng sau 500 chu kỳ nạp - xả.

tdkhiem
Theo http://www.ideaconnection.com/
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn





Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->