Môi trường [ Đăng ngày (03/03/2011) ]
25 loài rùa sắp biến mất
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS), gần một nửa trong số 300 loài rùa trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó 25 loài đang bị đe dọa ở cấp cao nhất.

Trong số 25 loài rùa này, 17 loài ở châu Á, 3 ở Nam Mỹ, 3 ở châu Phi, 1 ở Úc và 1 ở Trung Mỹ và Mexico. Một số loài chỉ còn lại vài con, thậm chí loài Lonesome George khổng lồ chỉ còn 1 con ở đảo Pinta của Ecuador. Loài rùa mai mềm khổng lồ ở sông Dương Tử (Trung Quốc) sắp biến mất, hiện chỉ còn 4 cá thể. WCS đang làm việc với các quan chức Trung Quốc và đối tác để nuôi cặp rùa đực - cái được cho là cuối cùng của thế giới tại thành phố Tô Châu.
Rùa sao Myanmar (Geochelone platynota) có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Brian Horne.
"Rùa có khả năng thích nghi cao để bảo vệ bản thân trước các loài ăn thịt bằng cách giấu mình trong mai. Tuy nhiên, cơ chế bảo vệ này không có tác dụng đối với nỗ lực săn bắt có tổ chức, quy mô lớn của con người", Liz Bennett, Phó chủ tịch Chương trình Loài của WCS, nói.
Brian Horne, đồng tác giả báo cáo mới nhất của WCS, nói: "Tại một chợ ở thủ đô Dhaka của Bangladesh, chúng tôi nhìn thấy gần 100.000 con rùa bị làm thịt trong một ngày lễ tôn giáo. Chúng tôi biết ít nhất 4 chợ như vậy ở thành phố Dhaka".
Số lượng rùa trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á, đang giảm mạnh vì nạn săn bắt trái phép (để làm thực phẩm, vật nuôi, thuốc chữa bệnh) và vì môi trường sống bị phá hủy, nên nhiều loài sẽ tuyệt chủng trong thập kỷ tới nếu không có biện pháp bảo tồn khẩn cấp, báo cáo của WCS cảnh báo.

TA_ Theo Tienphong.vn
Theo moitruong.com.vn (nvdat)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->